PHÁT TRIỂN SẦU RIÊNG LÂM ĐỒNG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG PHẦN CUỐI

Bài cuối: Chờ giải bài toán xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc

Mặc dù ảnh hưởng của dịch COVID-19, vụ sầu riêng năm nay trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng vẫn đang diễn ra vô cùng thuận lợi. Tuy vậy, bức tranh tươi đẹp nào cũng có những gam màu tối, năm 2021 này tiếp tục là một năm sầu riêng Lâm Đồng vẫn chưa thể có “tấm giấy thông hành” xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.

XUẤT-KHẨU-SR

Ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng vụ sầu riêng năm nay trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng vẫn đang diễn ra vô cùng thuận lợi

Phát triển chỉ dẫn địa lý từ Đạ Huoai
Ngày 20/6/2016, Cục Sở hữu trí tuệ của Bộ Khoa học và Công nghệ đã có quyết định về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chứng nhận Sầu riêng Đạ Huoai. Trong những năm gần đây, cây sầu riêng trở thành cây kinh tế mũi nhọn, là “cây làm giàu” cho người dân trên địa bàn huyện. 
Tuy nhiên, theo đánh giá từ UBND huyện Đạ Huoai, dù đã tích cực triển khai nhiều giải pháp thực hiện công tác xúc tiến thương mại, quảng bá tại địa phương và trong nước, nhưng vẫn chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Người tiêu dùng trong nước vẫn chưa biết nhiều đến sản phẩm mang nhãn hiệu “Sầu riêng Đạ Huoai”.
Trong khi đó, hoạt động xuất khẩu vẫn đang dừng lại ở các bước thực hiện các thủ tục để xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Việc sản xuất thiếu tính liên kết gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; không có liên kết dẫn đến tình trạng cạnh tranh thu mua, ép giá gây khó khăn cho người sản xuất. Thị trường đầu ra chưa ổn định, hiện tại sản phẩm sầu riêng đến vụ thu hoạch thường bán tươi cho các nhà buôn hoặc bán trực tiếp cho người tiêu dùng, công tác chế biến, bảo quản sau thu hoạch chưa phát triển. 
Mặt khác, người nông dân đã có kinh nghiệm sản xuất nhưng mới chỉ chú ý đến sản xuất theo lối truyền thống, chưa thực sự áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất; chưa có hệ thống công vụ phục vụ quản lý và kiểm soát chất lượng sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý… Từ những lý do chính nêu trên, trong thời gian tới, việc xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sầu riêng Đạ Huoai là vô cùng cần thiết. 
Ông Phạm Quang Chiến, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Đạ Huoai cho biết: Thực tế trong những năm qua, hơn 80% sản phẩm sầu riêng của Đạ Huoai đã hướng tới thị trường xuất khẩu, đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, việc xuất khẩu đang được diễn ra theo đường tiểu ngạch, thậm chí dưới danh nghĩa của nước thứ ba là Thái Lan. 
Theo ông Phạm Quang Chiến, mới đây, UBND huyện Đạ Huoai và Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp đề xuất Dự án Tạo lập, quản lý, phát triển chỉ dẫn địa lý Đạ Huoai và xây dựng chuỗi giá trị cho sản phẩm sầu riêng của huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng. Mục tiêu của dự án là nhằm phát huy giá trị, danh tiếng của sản phẩm trên thị trường, góp phần chống lại sự lạm dụng dấu hiệu nguồn gốc. Đồng thời, đảm bảo quyền sử dụng hợp pháp của các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện sử dụng chỉ dẫn địa lý, bảo tồn và phát triển một sản phẩm đặc sản của địa phương. 

Cơ hội hội nhập quốc tế

Việc phải đi đường vòng khiến các doanh nghiệp xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn do chi phí tăng cao và rủi ro rất lớn. Quan trọng hơn, là thương hiệu Sầu riêng Đạ Huoai đã không được người tiêu dùng tại Trung Quốc biết đến. Đây là thiệt thòi rất lớn cho địa phương. 
Ông Hà Ngọc Chiến, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết: Từ năm 2019 thị trường Trung Quốc đóng cửa nhập khẩu sầu riêng qua đường tiểu ngạch, dẫn đến khó khăn cho người dân và doanh nghiệp trong tiêu thụ sầu riêng. Do đó, để sầu riêng xuất khẩu chính ngạch, sản phẩm ngoài việc đáp ứng các điều kiện về quy trình sản xuất sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm thì vấn đề truy xuất nguồn gốc như mã số vùng trồng, mã số cơ sở chế biến đóng gói, tem nhãn bằng tiếng Anh hoặc tiếng Trung Quốc cần phải được nhanh chóng thực hiện.
Theo ông Hà Ngọc Chiến, việc xây dựng mã số vùng trồng cho huyện Đạ Huoai đã được ngành nông nghiệp thực hiện. Tuy nhiên, khi nào sầu riêng chưa được cấp phép xuất khẩu chính ngạch thì các cơ quan chức năng chưa thể thực hiện cấp chứng nhận mã số vùng trồng cụ thể. Ngoài ra, Chi cục cũng đang tiến hành các bước để tiếp tục xây dựng mã số vùng trồng cho thêm hai huyện là Di Linh và Bảo Lâm.
Để sầu riêng trong tỉnh phát triển bền vững thì ngành chức năng, doanh nghiệp và đặc biệt là người nông dân phải thay đổi phương thức sản xuất từ tự phát sang trồng sầu riêng có kiểm soát như: Thực hiện canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, đảm bảo đạt các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vệ sinh thực phẩm và truy xuất nguồn gốc xuất xứ. Đây là các điều kiện cơ bản cho việc xuất khẩu chính ngạch sầu riêng ra thị trường nước ngoài.
Đối với cây sầu riêng, huyện Đạ Huoai là đơn vị đầu tiên của cả nước thực hiện đưa thương hiệu sang bảo hộ tại nước xuất khẩu. Đây chính là cơ sở khoa học để xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sầu riêng Đạ Huoai. Từ đó giúp người sản xuất, kinh doanh sản phẩm đạt hiệu quả kinh tế cao, đồng thời tăng khả năng nhận biết bảo vệ danh tiếng cho sản phẩm. 
Theo bà Phạm Thị Nhâm – Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng, Đạ Huoai đã có nhiều bước chủ động trong phối hợp triển khai, đẩy mạnh sản xuất ở địa phương cũng như thúc đẩy nông dân. Hiện nay, phía Trung Quốc đã chấp nhận đơn xin bảo hộ nhãn hiệu độc quyền Sầu riêng Đạ Huoai, đang trong thời gian xem xét, đánh giá. Trong tương lai, khi có thể xuất khẩu qua đường chính ngạch thì sản phẩm của chúng ta sẽ được bảo hộ, nâng cao giá trị cạnh tranh, đường đường chính chính hội nhập quốc tế.

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

———————————————–

VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp

📲📲Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn📲📲

✅Liên hệ mua hàng : 0984.535.820

✅Tư vấn kỹ thuật : 0933.067.033

✅Link web : https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/

✅Link youtube 1: https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng

✅Link youtube 2: https://www.youtube.com/c/KiếnThứcNôngNghiệp

Xin cảm ơn!
We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply