Chat hỗ trợ
Chat ngay

KỸ THUẬT TRỒNG HOA CÚC, ĐẶC BIỆT CÂY NGẮN, HOA NHIỀU, BÔNG TO BỰ VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

 

 

Ánh sáng:  Cúc được xếp vào loại cây ngày ngắn. Thời gian chiếu sáng là 11 giờ ánh sáng/ngày chất lượng hoa Cúc tốt nhất. Ẩm độ:  Cúc là cây trồng cạn, không chịu được úng. Độ ẩm đất thích hợp từ 60-70%.

Đặc điểm thực vật học của hoa Cúc:

Rễ: Thuộc loại rễ chùm, phát triển theo chiều ngang ở tầng đất mặt từ 5-20cm.

Thân: Cây thân thảo nhỏ, có nhiều đốt giòn dễ gãy, cây dạng đứng hoặc bò.

Lá: Lá đơn, không có lá kèm, mọc so le nhau, bản lá xẻ thùy lông chim. Trên một thân cây Cúc có từ 30-50 lá.

Hoa: Mỗi hoa gồm rất nhiều hoa nhỏ gộp lại tạo thành một bông hoa. Đường kính bông hoa phụ thuộc vào giống: Giống hoa to có đường kính 10-12cm, loại trung bình: 5-7cm và loại nhỏ từ 1-2cm.

 

 

KÍCH-HOA-CÚC

 

 

Sau đây là Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Cúc

Thời vụ trồng: Tùy theo đặc điểm của từng giống, thời tiết khí hậu của từng năm và theo nhu cầu thị trường để bố trí thời vụ trồng Cúc cho phù hợp.

Chọn đất: Đất thịt nhẹ, tơi xốp, đặc biệt là đất phù sa mới, bề mặt phẳng, thoát nước tốt. Độ PH phù hợp từ 6-6,5.

Làm đất: Cày sâu, bừa kỹ phơi ải, nhặt sạch cỏ dại, tàn dư thực vật; lên luống cao 20-30 cm, mặt luống rộng 1-1,2 m, rãnh rộng 30 cm.

Phân bón lót cho một sào Bắc Bộ gồm: Phân chuồng hoai mục: 2 tấn. Supe lân: 50kg Supe lân hoặc 100kg phân vi sinh. Trộn đều phân với đất bón trước khi trồng 10 -12 ngày.

Mật độ, khoảng cách trồng: Đối với cây ra hoa 1bông/cây thì khoảng cách trồng là 12 x 15cm (400 cây/ha). Đối với giống trung bình thân bụi trồng khoảng cách 20 x 30cm (150.000cây/ha). Hoa nhỏ cần tỉa tán nhiều lần để tạo dáng cây thì trồng với khoảng cách 50 x 60cm (34.000 cây/ha).

Tiêu chuẩn cây đem trồng: Là những cây xanh tốt khoẻ mạnh, có bộ rễ phát triển.

Phân loại cây trước khi trồng, các cây có hình dáng, kích thước, bộ rễ, sức sống như nhau trồng thành một luống. Các cây yếu hơn trồng luống khác.

Cách trồng như sau:  Chọn ngày râm mát hoặc trồng vào buổi chiều mát, tưới nhẹ luống đất đã được chuẩn bị sau đó dùng dầm nhỏ trồng. Khi trồng xong lấy tay ấn chặt gốc. Dùng rơm mềm hoặc rác che phủ gốc để giữ ẩm cho cây và hạn chế sự đóng váng lớp đất mặt. Dùng bình ô doa hoặc vòi phun nhẹ tưới đẫm luống.

Kỹ thuật Chăm sóc:

+ Tưới nước: Phải thường xuyên tưới giữ ẩm cho cây đảm bảo độ ẩm đất là 70-75%.

+ Bón phân: Ngoài lượng phân bón lót cho Cúc trước khi trồng phải bổ sung định kỳ phân bón (bón thúc) trong suốt quá trình phát triển của cây.

– Dùng phân hữu cơ ngâm ủ sau đó hòa loãng với nước và cho thêm phân hóa học vào để tưới thúc cho Cúc: Theo tỷ lệ 1:3 + 50g đạm urê tưới vào gốc cây. Sau khi tưới xong tưới lại bằng nước lã để rửa những giọt phân bám dính đọng lại trên lá cây.

+ Làm cỏ, vun xới:Khi cây mọc khỏi mặt đất vun xới nhẹ, sau trồng 40 ngày ngừng xới xáo.

+ Tỉa cành, bấm nụ: Với Cúc thu hoạch 1 bông/cây cần thường xuyên tỉa cành nhánh và nụ phụ mọc xung quanh nụ chính để tập trung dinh dưỡng nuôi cây.

+ Làm cọc, giàn: Khi Cúc cao 25 cm làm giàn giữ cây. Có thể làm giàn lưới hoặc giàn dây ni lông, hoặc dây thép nhỏ đan thành từng ô, mỗi ô giữ 1-3 cây, nâng dần lưới lên theo độ lớn của cây để cây không ngả nghiêng.

+ Đặc biệt: Để điều khiển cây ra hoa theo ý muốn, hoa to bự, thân chắc khỏe, nụ nhiều. Bà con nông dân sử dụng cặp thuốc sau đây:

 

PACLO X20 CHAI 1LÍT + SIÊU RA HOA CHAI 500ML

  • Liều lượng: Pha 1 chai PACLO X20 + 1 CHAI SIÊU RA HOA cho 200 lít nước. Phun ướt đều cây. 

 

PACLO-X20-SIÊU-RA-HOA

 

PACLO X20 – PHÂN BÓN VI LƯỢNG

– Tạo mầm, kích thích ra hoa nhiều 

– Thúc đẩy ra bông sớm, cho trái sớm

 

PACLO-X20-CHAI

 

 

 

SIÊU RA HOA – PHÂN BÓN VI LƯỢNG

– Giúp nhú mầm hoa nhanh, mạnh.

– Đặc biệt giúp hoa vọt mạnh, đồng loạt.

 

SIÊU-RA-HOA-GÓI

 

 

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

———————————————–

VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp

??Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn??

✅Liên hệ mua hàng : 0984.535.820

✅Tư vấn kỹ thuật : 0933.067.033

✅Link web : https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/

✅Link youtube 1: https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng

✅Link youtube 2https://www.youtube.com/c/KiếnThứcNôngNghiệp

Xin cảm ơn!
We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply