Nguyên nhân gây bệnh là nấm Phytophthora palmivora gây nên.
Đặc điểm nấm Phytophthora palmivora là nấm thủy sinh nên chúng rất ưu thích điều kiện thời thiết để sinh sản và phát triển sinh khối. Nấm phát triển mạnh trong mùa mưa khi điều kiện mưa nhiều, đất luôn ẩm ướt, nhiệt độ 10-30 độ C.
2.Triệu chứng bệnh chết nhanh trên hồ tiêu
Nấm Phytopthora Palmivora có thể gây bệnh ở hầu hết các bộ phận cây trồng như: thân, lá, hoa, trái, rễ,..Hiện nay tình trạng bệnh nặng nhất, diễn biến phức tạp khi nấm gây bệnh chết nhanh trên hồ tiêu tấn công vào rễ và cổ rễ.
Thông thường khi nấm Phytopthora Palmivora tấn công sẽ đi kèm với các loại nấm khác như Pythium, Fusarium, …
Triệu chứng bệnh chết nhanh trên hồ tiêu có thể dễ dàng quan sát thấy được bằng mắt thường là khi cây Hồ Tiêu đang xanh tốt thì xuất hiện một số lá vàng úa, sau đó tiếp tục bị vàng, héo rũ đi rất nhanh. Sau đó các đốt ở thân cây chuyển màu thâm đen và rụng.
Hiện tượng rụng lá, rụng đốt thường bắt đầu từ ngọn đến thân. Bệnh xâm nhập và Hồ Tiêu bắt đầu từ phần bên dưới mặt đặt gây ra hiện tượng thối cổ rễ và thối rễ chuyển sang màu đen. Sau đó các vết thối, vết đen lan dần lên trên cây tiêu và biểu biện các triệu chứng vàng lá, héo rũ, rụng đốt.
Bệnh chết nhanh trên Hồ Tiêu rất nhanh từ khi phát hiện lá vàng héo rũ đến khi lá rụng nhiều, đồng loạt thì khoảng 5-7 ngày và chết hẳn trong 7-10 ngày nếu không có biện khắc phục. Do đó cần có các biện pháp phòng bệnh sớm.
Vào mùa mưa bệnh lây lan rất nhanh thông qua đường nước và không khí. Cần cách lý, xử lý cách cây bệnh để tránh lây lan ra các cây còn lại trong vườn.
Một khi xuất hiện bệnh sẽ làm chết hàng loạt nọc tiêu do đó việc phòng trị rất khó khăn, tốn kém và ít mang lại hiệu quả vì khi triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài thì có nghĩa là bộ rễ tiêu đã bị nấm tấn công từ 1 – 2 tháng trước.
3.Phòng trừ bệnh
Khi cây đã phát bệnh chết nhanh trên tiêu thì không thể xử lý bằng thuốc, biện pháp duy nhất là phá bỏ, tiêu hủy, khử trùng các cây bị bệnh để tránh lây lan ra các cây khác trong vườn. Đồng thời thực hiện biện pháp phòng bệnh cho các cây khác.
Các biện pháp phòng trừ bệnh chết nhanh trên hồ tiêu:
– Sử dụng các giống sạch bệnh từ cây con.
– Sử dụng các giống Hồ Tiêu có khả năng kháng bệnh chết nhanh tốt như tiêu Vĩnh Linh.
– Trồng với mật độ thưa, trồng xem canh với các loại cây trồng khác như Cà Phê.
– Chọn đất tơi xốp, thoát nước tốt, làm hệ thống rãnh nước thoát nước tốt cho vườn Hồ Tiêu.
– Thường xuyên là cỏ dại, cắt bỏ lá già, dây lươn, dọn sạch gốc thông thoáng khí, có thể quét vôi ở gốc. Duy trì độ pH cho cho vườn từ 5.5-6.5
– Bón phân hữu cơ hoai mục 10-20kg/gốc/năm và cân đối dinh dưỡng đạm, lân, kali, vi lượng.
– Khi cây bị bệnh cần tiêu hủy, khử trùng bằng vôi.
– Hạm chết các vết thương hở ở thân và rễ.
– Sửa dụng KALI PHOS diệt trừ bệnh tận gốc.
Tăng cường sử dụng nấm đối kháng, vi sinh có lợi cho hệ sinh thái đất.
THÀNH PHẦN: P2O5 (hh), K2O.
TÁC DỤNG
Sản phẩm Hợp Trí Kali-Phos với thành phần Potassium Phosphonate được sử dụng để cung cấp dinh dưỡng lân, kali dễ tiêu cho cây đồng thời có tác dụng khống chế một số bệnh như là nứt thân chảy nhựa, vàng lá thối rễ do Phytopthora sp. gây ra.
Sản phẩm Hợp Trí Kali-Phos còn giúp hệ thống rễ phát triển mạnh, cành lá sinh trưởng khỏe, hoa ra sớm, trái mau lớn, năng suất cao, chất lượng tốt, ăn ngon ngọt.
Sản phẩm có đặc tính được hấp thu nhanh vào bên trong cây qua lá, thân, rễ và di chuyển mạnh theo hai chiều lên xuống nên hiệu quả cao so với sản phẩm cùng loại.
Có thể sử dụng sản phẩm linh hoạt bằng nhiều cách: phun trên lá, hòa với nước tưới gốc, quét vào vùng vết bệnh, tiêm vào thân cây.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
Cây ăn trái: Tưới gốc: 1 lít/1.000 lít phục hồi cây sau thu hoạch và trước khi cây ra hoa.
Cây có múi, xoài, thanh long, dâu tây, nho, …
Phun lá: 30 – 40 ml/16 lít (400 – 500 ml/200 lít) khi cây vừa nhú chồi hoa, tượng trái non và nuôi trái lớn.
Sầu riêng: Tiêm thân: tỷ lệ thuốc/nước 2/1: mùa khô; 3/1 mùa mưa.
Tiêu -cà phê:
Tưới gốc: 1 lít/1.000 lít phục hồi cây sau thu hoạch và trước khi cây ra hoa.
Phun lá: 30 – 40 ml/16 lít (400 – 500 ml/200 lít) phun khi cây vừa nhú chồi hoa, tượng trái non và nuôi trái lớn.
Xà lách, cải các loại: Phun lá: 25 – 30 ml/16 lít (300 – 400 ml/200 lít) phun sau khi trồng và sau đó 10 – 15 ngày.
Cà chua, ớt, dưa hấu, dưa leo, …
Phun lá: 25 – 30 ml/16 lít (300 – 400 ml/200 lít) phun khi cây ra hoa đầu tiên và sau mỗi đợt thu hoạch.
Hành tỏi: Tưới gốc/phun đẫm gốc: 1 lít /1.000 lít sau khi trồng và củ đang lớn.
Cỏ sân golf: Tưới định kỳ 30 ngày/lần (1 lít/1000 lít).
Đối với bệnh nứt thân chảy nhựa trên sầu riêng: pha thuốc với nước theo tỉ lệ 2 thuốc: 1 nước tiêm vào cây ngay vết bệnh. Tùy theo đường kính cây mà có thể tiêm từ 40 – 60 ml Hợp Trí Kali-Phos cho một cây.