Chat hỗ trợ
Chat ngay

ĐẠC TRỊ BỆNH SƯƠNG MAI TRÊN CÂY ỚT

1.Nguyên nhân

Nấm Pseudoperonospora cubensis là nguyên nhân chính gây ra bệnh sương mai hại ớt. Nấm thường sống trong tàn dư cây bệnh của vụ trước. Nếu như khi trồng vụ ớt mới mà người trồng không làm kỹ công tác canh tác, rất dễ làm cho nấm phát triển và xâm nhập vào cây ớt qua rễ.

Bệnh Thán Thư Ớt Gây Ra Do Đâu - Cách Phòng Trị - Agri.vn

2.Điều kiện phát triển

Bệnh sương mai trên cây ớt là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, điều kiện phát triển của chúng cũng rất đơn giản.

Thứ nhất, sau khi thu hoạch vụ ớt mùa trước, đất, vườn không được dọn sạch sẽ. Đây chính là điều kiện thuận lợi nhất để Phytophthora phát triển. Thứ hai, mảnh đất được trồng các loại như cà chua, khoai lang liên tục cũng gây ra bệnh này.

Bên cạnh đó, việc dùng nước bẩn tưới cho cây cũng làm ớt mắc phải bệnh này. Ngoài ra, nếu nhân dân chọn hạt kém chất lượng thì cũng dẫn đến cây ớt bị mắc bệnh sương mai. Không chỉ có vậy, trồng dày, nhiều cỏ dại, ẩm thấp cũng là điều kiện phát triển của loại nấm này.

3.Biểu hiện bệnh

Bệnh sương mai ảnh hưởng đến cây ớt ở tất cả các giai đoạn phát triển và trên hầu hết các bộ phận của cây(thân, cành, lá và quả). Nấm xâm nhập vào cổ rễ gây ra các vết bệnh màu nâu đen. Các vết bệnh này kéo dài đến tận ngọn cây làm cho lá bị vàng và héo.

Khi trời mưa, nấm lây lan khắp cây, lây nhiễm vào thân, lá, quả. Vết bệnh nhìn chung có màu nâu đen trên thân và xuất hiện hầu hết trên các cành bị héo.

Bệnh sương mai trên cây ớt như thế nào? Cách đặc trị hiệu quả - Phân Thuốc  Vi Sinh AT
Vết bệnh trên lá ban đầu chỉ là những chấm nhỏ màu xanh đậm. Về sau, vết bệnh khô dần và chuyển sang màu nâu nhạt, không còn hình dạng rõ rệt.

Quả khi bị bệnh sẽ xuất hiện những mảng xanh và một chút ẩm ướt. Sau đó, bệnh lây lan ra khắp quả, khiến quả bị thối rữa và nhăn nheo.

Bệnh sương mai gây hại trên cây con và làm cây con kém phát triển.

4.Tác hại 

Bệnh sương mai ở cây ớt là một căn bệnh gây ra rất nhiều tác hại. Nó không chỉ gây hại đến mùa màng mà con gây hại cho con người:

Khi bị mắc bệnh này, ớt sẽ phát triển kém, lá héo, quả thâm, bị biến dạng. Điều này sẽ làm mùa màng thất thu.

Người nông dân trồng cả năm không thu được ớt thì sẽ không kiếm được tiền. Cuộc sống lại càng vất vả, lam lũ.

5.Biện pháp phòng trị

Bệnh sương mai trên cây ớt đã làm cho người nông dân trở nên căng thẳng. Nhiều người vội vàng, gấp gáp tìm những cách để phòng và chữa bệnh cho căn bệnh này. Tuy nhiên, không phải ai cũng tìm được phương pháp hiệu quả. Nhưng hôm nay, Việt Nam Nông Nghiệp Sạch sẽ giải quyết vấn đề này cho bạn.

Bệnh sương mai trên cây ớt được bắt nguồn từ những mảnh đất không sạch sẽ. Do đó, trước hết để phòng căn bệnh này, các bạn cần vệ sinh cho đất đai. Đối với những mảnh đất của vụ trước, bạn nên cày xới lại cho nó tơi xốp. Đặc biệt, nên diệt côn trùng, và một số tác nhân gây bệnh.

Bên cạnh đó, các bạn nên giữ vườn tược luôn sạch sẽ, thông thoáng, mát mẻ. Ngoài ra, khi gieo trồng nên chọn những hạt giống ớt to, khỏe. Như vậy khả năng kháng bệnh sương mai của cây sẽ cao hơn.

Khi cây đã bị nhiễm bệnh sương mai trên cây ớt thì các bạn phải mau chóng tìm cách chữa. Trong lúc này, bạn nên làm theo những cách dưới đây.

Trước tiên, chúng ta cần loại bỏ tất cả các cành, lá bị nhiễm bệnh để tránh lan truyền. Nếu cả cây chết thì chặt bỏ hết để bệnh không lan ra cả vườn ớt.

Sử dụng thuốc METHO FEN 50SC – HIỆU SUONGMAI-GOLD phun trừ bệnh.

SUONGMAI-GOLD

THÀNH PHẦN: Dimethomorph.

CÔNG DỤNG:

Trừ bệnh sương maiphấn trắngthán thưvàng lá  

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:

Cà chua: Sương mai: 0.4lít/ha. 0.8ml/1 lít nước.

Thời gian cách ly : 7 ngày

Lượng nước phun 400 – 500 lít/ha

Phun thuốc khi tỷ lệ bệnh khoảng 5%

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

———————————————–

VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp

📲📲Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn📲📲

✅Liên hệ mua hàng : 0984.535.820

✅Tư vấn kỹ thuật : 0933.067.033

🏢 Địa chỉ cửa hàng : Ngã Tư khu công nghiệp Tân Phú , Khu 7 – Thị Trấn Tân Phú – Tỉnh Đồng Nai 

✅Link web : https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/

✅Link youtube 1: https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng

✅Link youtube 2: https://www.youtube.com/c/KiếnThứcNôngNghiệp

Xin cảm ơn!
We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply