Chat hỗ trợ
Chat ngay

TỶ LỆ C/N (C:N) LÀ GÌ? – LĨNH VỰC SINH HỌC, TRỒNG TRỌT, CHĂN NUÔI

Trong nông nghiệp thì chúng ta nuôi dưỡng điều gì? Xin thưa là nuôi đất chứ không nuôi cây. Còn điều gì là quan trọng nhất trong đất? VI SINH VẬT. Vậy điều quan trọng nhất trong nông nghiệp đó chính là VI SINH VẬT. Mọi hoạt động nhằm nuôi dưỡng đất, nuôi dưỡng cây đều là tác động thông qua các vi sinh vật trong đất.

Việc ủ phân và bón phân, mọi điều chúng ta phải quan tâm là hỗ trợ nhóm vi sinh vật hoạt động cho hiệu quả. Làm sao để vi sinh vật hoạt động hiệu quả? Tỷ lệ C:N phải nằm trong vùng từ 25:1 tới 40:1. Độ ẩm phải nằm khoảng 40-60%. Độ thông thoáng và nhiệt độ. Trong đó yếu tố tỷ lệ C:N có yếu tố quyết định. 

Vai trò của C (carbon) và N (ni tơ)

Vi sinh vật trong đống ủ có vai trò biến phân thô thành phân hoai mục, dinh dưỡng được chuyển qua dạng dễ hấp thụ cho cây trồng. Sự thành bại của đống ủ phụ thuộc vào các vi sinh vật này.

Vi sinh vật sử dụng Carbon (C) làm năng lượng và sử dụng Ni tơ (N) để xây dựng cấu trúc tế bào và sinh sản. Và chúng cần Carbon nhiều hơn Ni tơ. Điều này hiểu nôm na như khi ta xây một toà nhà. Chúng ta cần nguồn lực để xây là công nhân xây dựng (Carbon) và mình cần vật liệu xây dựng là gạch, xi măng (Ni tơ).

Khi có quá nhiều Carbon

Nếu có quá nhiều Carbon so với Ni tơ. Tức là có quá nhiều Năng lượng (Carbon) để sử dụng, mà vật liệu để xây dựng (Ni tơ) lại ít. Ví dụ như ở công trường xây dựng một toà nhà, có quá nhiều công nhân (Carbon) để làm việc. Nhưng lại không có đủ gạch, đá, xi măng (Ni tơ) để làm thì việc xây dựng sẽ bị đình trệ. Do đó trong phân ủ, có quá nhiều Carbon thì quá trình ủ phân sẽ bị chậm lại.

Khi bón phân ủ đã bón vào đất có quá nhiều Carbon cũng là một vấn đề lớn. Khi đó vi sinh vật bị thiếu hụt Ni tơ và vi sinh vật sẽ lấy Ni tơ từ trong đất. Tình trạng này gọi là cướp Ni tơ. Làm cho cây trồng bị thiếu hụt đi nguồn Ni tơ đang dự trữ trong đất. Ví dụ như khi xây một toà nhà, có quá nhiều công nhân mà lại quá ít gạch, xi măng. Mình phải đi qua một dự án khác lấy xi măng và gạch. Điều này làm cho dự án bị mình lấy xi măng và gạch đó trở nên bị thiếu hụt.

Khi có quá nhiều Ni tơ

Khi có quá nhiều Ni tơ, thì vi sinh vật sẽ bị thiếu hụt Carbon. Khi đó vi sinh vật không có đủ năng lượng (Carbon) để biến Ni tơ thành protein. Vi sinh vật sẽ tận dụng mọi carbon có sẵn và loại bỏ Ni tơ dưới dạng Amoniac. Hậu quả là đống ủ bị mất đi Ni tơ.

Tỷ lệ C:N tối ưu

C:N khoảng 30:1 là tối ưu. Tức là trong 100 kg vật liệu ủ có 30 phần Carbon và có 1 phần Ni tơ. 

Tối ưu là như thế nào? Là quá trình ủ phân được thúc đẩy nhanh. Lượng Carbon và Ni tơ vừa đủ cho hoạt động của vi sinh vật.

Khi đó sẽ không xảy ra hiện tượng cướp Ni tơ trong đất và Ni tơ sẽ không bị mất đi dưới dạng Amoniac.

Do đó tiêu chuẩn hữu cơ Mỹ USDA/NOP quy định tỷ lệ C:N phải nằm trong khoảng 25:1 tới 40:1 là chấp nhận được.

Cách phối trộn để đạt C:N tối ưu

Các vật liệu có hàm lượng CARBON cao thường có MÀU NÂU, như lá khô, rơm rạ khô, vụn gỗ. Các vật liệu có hàm lượng NI TƠ cao thường có MÀU XANH như lá cây tươi, cỏ tươi, phân chuồng. 

Việc phối trộn các nguyên liệu này là bí quyết để có đống phân ủ đạt tỷ lệ C:N tối ưu.

Chúng ta áp dụng công thức dưới đây. 

Công thức tính tỷ lệ c:n

Công thức này liên quan tới các yếu tố: 

Q1: Khối lượng của nguyên liệu giàu Ni tơ (Ví dụ như phân gà). 

Q2: Khối lượng của nguyên liệu giàu Carbon (ví dụ như rơm khô). 

R: Tỷ lệ C:N mong muốn đạt được, tối ưu là 30:1, tức là R=30. 

C1, N1: Tỷ lệ Carbon, Ni tơ có trong nguyên liệu giàu Ni tơ (Ví dụ như phân gà). 

C2, N2: tỷ lệ Carbon, Ni tơ có trong nguyên liệu giàu Carbon (rơm khô). 

M1: Độ ẩm của nguyên liệu giàu Ni tơ (Phân gà), M2: độ ẩm của nguyên liệu giàu Carbon (Rơm khô).

Ví dụ chúng ta làm một đống phân ủ với thành phần chính là phân gà. Khối lượng là 5 tấn (Q1=5000 kgs), R mong muốn là 30 (C:N = 30:1), C1, N1 tương ứng là: 15:1. C2, N2 tương ứng là 75:1. M1, M2 tương ứng là 55 % và 30%.

Việc của chúng ta cần làm là tìm ra khối lượng của Nguyên liệu giàu carbon (rơm khô) để phối trộn với 5000 kgs phân gà.

Áp dụng công thức trên, kết quả sẽ là: 1071 kgs Rơm khô cần để trộn với 5000 kgs Phân gà để đạt được tỷ lệ C:N là 30:1.

Danh sách tỷ lệ C:N của một số nguyên liệu thường gặp:

                                                           Tỷ lệ Carbon trên Ni tơ ước tính
Carbon cao = Màu nâu
Tro, gỗ 25:1
Bìa cứng, 350:1
Thân cây ngô 75:1
60:1
Giấy báo cắt 175:1
Vỏ lạc 35:1
Mạt cưa 325:1
Rơm rạ  75:1
Gỗ vụn  400:1
Ni tơ cao = Màu xanh
Cỏ dại  30:1
Rau vụn  25:1
Rong biển 19:1
Phân chuồng 15:1
Cỏ cắt  20:1
Bã cà phê 20:1
Cỏ ba lá 23:1
Xin cảm ơn!

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply