Mục Lục Bài Viết >>>
Đối với cây sầu riêng, hiện tượng rụng bông và trái non là một hiện tượng sinh lý thường gặp, tuy nhiên có nhiều trường hợp cây bị ảnh hưởng bởi những yếu tố tiêu cực làm tình trạng rụng bông và trái non trên cây sầu riêng không thể kiểm soát được, ảnh hưởng xấu đến năng suất cây trồng.
ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT
– Trong trường hợp cây sầu riêng phải nhận một lượng lớn nước do gặp mưa trái mùa, khiến cây đột ngột dư nước, hoặc vào thời kỳ cây mang trái nhưng lượng nước cung cấp không đủ cũng là nguyên nhân khiến hiện tượng rụng bông và trái non trên cây sầu riêng xảy ra.
– Bên cạnh đó, nếu vườn trồng gặp phải mưa bão kết hợp với gió lốc sẽ khiến bông và trái sầu riêng non rụng hàng loạt.
Cách xử lý:
- Khi cây ra bông cũng tưới nước nhưng hơi ít, thông thường biện pháp này đi chung với kỹ thuật làm bông, vừa làm bông vừa nuôi đọt
- Có rất nhiều bà con cứ đợi bông – trái rụng hàng loạt thì mới hỏi phun thuốc gì nên bón gì thì đã quá muộn. Muốn ăn trái sầu riêng thì tập trung vô “ Xử lý bệnh thán thư” và “ cây đủ dinh dưỡng” từ trước khi cây ra bông, thậm chí có vườn đã chuẩn bị chăm sóc và bồi bổ cây từ sau khi thu hoạch
DO CẠNH TRANH DINH DƯỠNG CỦA CÂY
Rụng sinh lý
Cây sầu riêng có đặc tính sẽ ra hoa và quả rất nhiều, nếu bà con không tiến hành tỉa hoa và quả đúng thời điểm sẽ khiến chúng cạnh tranh dinh dưỡng với nhau, cây không đủ sức để cung cấp, đặc biệt là giai đoạn trái sầu riêng tạo múi, điều này sẽ khiến cây bị khủng khoảng dẫn đến tình trạng rụng hàng loạt.
Cạnh tranh dinh dưỡng giữa đọt non với bông và trái non trên cây sầu riêng
– Tình trạng ra đọt non trong thời kỳ sầu riêng ra hoa tạo quả là do nông dân bón phân không hợp lý khi sử dụng quá nhiều hàm lượng phân Đạm khiến cây tập trung ra đọt và lá non, cạnh tranh trực tiếp nguồn dinh dưỡng, thậm chí gây rụng hết trái sầu riêng non.
– Đối với sầu riêng nếu trái chưa đủ 1,5kg mà cây ra đọt non, cây sẽ tập trung dinh dưỡng nuôi đọt mà quên nuôi trái, mức độ rụng của trái sầu riêng non sẽ tùy vào mức độ mạnh yếu của đọt và lá non, đọt và lá sầu riêng non càng phát triển mạnh thì trái non bị rụng càng nhiều.
– Thường xuất hiện thời điểm tuới nước đột ngột làm cây tự nhiên ra đọt mới hoặc do sinh lý cây mang bông – trái thì cần ra đọt (lá) để cung cấp dinh dưỡng nuôi trái sau này.
+ Đặc điểm: Coi đọt mới xuất hiện ở đầu cành trong khi cành đang mang bông – trái
+ Cách xử lý: Có 2 biện pháp
- Hãm đọt : Không cho ra đọt non nhưng sẽ làm cây mất sức, năng suất không cao và dễ bị bệnh hoặc chết cây sau thu hoạch.
- Nuôi bông và nuôi đọt: Kích bông trước, sau khi ra mắt cua 7-10 ngày thì kích ra đọt, khi lá già thì bồn chuẩn bị xổ nhụy. Đảm bảo cây khỏe và cho năng suất cao
DO BỆNH TẤN CÔNG CÂY SẦU RIÊNG
– Vào thời kỳ cây sầu riêng ra hoa tạo quả là thời kỳ các bệnh gây ra từ các loại nấm như bệnh thán thư, bệnh nấm hồng tấn công cũng khiến trái sầu riêng non bị rụng.
– Những bệnh này thường xuất hiện trên quy mô nhỏ, nhưng nếu không phát hiện sớm và khống chế kịp thời bệnh sẽ bùng phát thành diện rộng và khó lường hơn.
Cách xử lý: Phun ngừa bệnh thán thư từ khi chuẩn bị làm bông (trước khi nhú mắt cua 5-7 ngày), phun định kỳ 7-10 ngày/lần vào mùa khô hoặc 5-7 ngày/lần vào mùa mưa.
DO CÁC LOẠI SÂU HẠI GÂY BỆNH
– Đối với các loại cây ăn quả như sầu riêng thì đợt ra hoa tạo quả, đặc biệt là thời điểm đầu vụ chính là lúc các loài sâu hại bùng phát và tấn công hàng loạt lên cây trồng.
– Những loài như sâu đục quả, rầy nhảy, rệp sáp, nhện đỏ… chúng sẽ tấn công chích hút nhựa ở lá non, tấn công trái sầu riêng non khiến rụng trái thậm chí khi trái lớn vẫn xâm nhập làm xấu mã bên ngoài của trái, ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm.
VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH
Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp
❇️Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn
📞Liên hệ mua hàng : 0984.535.820
📞Tư vấn kỹ thuật : 0933.067.033
⭕️Link web :https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/
⭕️Link youtube :https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng