CÁCH PHÒNG TRỪ BỆNH KHÔ VẰN HIỆU QUẢ TRÊN CÂY LÚA

Bệnh khô vằn trên lúa do nấm khô vằn gây ra. Nấm này phát sinh phát triển mạnh nhất khi cây lúa xanh tốt, trong ruộng um tùm và thời tiết ấm áp, có nắng mưa xen kẽ.

Hỏi: Lúa mùa giữa và cuối vụ rất hay bị bệnh khô vằn nếu không trừ được gây giảm năng suất rất lớn. Xin cho biết cách phòng trừ hiệu quả đối với bệnh này?

Trả lời: Bệnh khô vằn trên lúa do nấm khô vằn gây ra. Nấm này phát sinh phát triển mạnh nhất khi cây lúa xanh tốt, trong ruộng um tùm và thời tiết ấm áp, có nắng mưa xen kẽ. Nấm gây hại rất nhiều đối tượng lúa khác nhau (lúa nếp, lúa tẻ, lúa lai hay lúa thuần).

Triệu chứng vết bệnh ban đầu là những đốm hình bầu dục, màu xám trắng ở bẹ lá gần gốc lúa. Khi nấm tấn công lên lá thì vết bệnh không còn hình dạng nhất định mà loang lổ như hình vằn da hổ. Nếu không trừ bệnh kịp thời nấm sẽ ăn lên bông lúa làm bông bị lép, lửng.

Muốn phòng trừ bệnh hiệu quả nông dân cần thực hiện tốt các biện pháp kĩ thuật sau:

– Bố trí mật độ vừa phải: Tùy theo đặc điểm giống, dinh dưỡng trong ruộng, thời tiết… cần bố trí mật độ sao cho đến giữa vụ ruộng lúa không um tùm rậm rạp (nên gieo cấy để mật độ vừa phải). Đây là một điều kiện rất quan trọng vì cấy dày là yếu tố chính làm cho bệnh phát sinh gây hại mạnh ngay từ giai đoạn lúa đẻ.

– Bón phân cân đối: Bón phân hóa học cho lúa mùa không nên bón thừa đạm. Nông dân cần căn cứ vào lượng mưa nhất là giai đoạn lúa đứng cái làm đòng mà cân đối đạm và kali sao cho thích hợp. Kali có tác dụng kìm hãm nấm khô vằn phát triển nên giai đoạn thúc đòng cần tăng cường kali cho lúa nhất là lúa cao sản. Nên bổ sung thêm phân vi lượng bón qua lá cho lúa lúc này.

– Không nên để mực nước quá cao trong ruộng sẽ tạo độ ẩm thuận lợi cho nấm khô vằn nếu có phát triển mạnh thêm. Lúa đứng cái nên tháo kiệt nước trong ruộng để rễ lúa ăn sâu, chống đổ tốt. Lúc lúa làm đòng (lúa có cứt gián) nên duy trì mực nước trong ruộng 2 – 3cm.

– Trị bệnh hiệu quả: Khi trong ruộng đã chớm bị bệnh cần sử dụng thuốc đặc trị như:

EXTRA – CYTHALA 75WP, Anvil, Carbenrim, Tiltsupe, Validacin, Monceren,… phun kép 2 lần cách nhau 4 – 5 ngày.

CYTHALA 75WP

* Lưu ý: Sử dụng thuốc hóa học để phun trừ bệnh chỉ mang lại hiệu quả cao khi vết bệnh chưa lan lên lá (nấm mới gây hại ở bẹ lá) và thuốc được tiếp xúc với tầng lá dưới của cây. Vì vậy cần tiến hành phun ngay khi cây chớm bị bệnh. Khi phun cần rễ lối đưa vòi phun vào gốc lúa mới đạt hiệu quả cao. Cần bổ sung thêm vào mỗi bình phun từ 0,3 – 0,5 lạng kali trắng sẽ tăng thêm hiệu lực trừ bệnh và phun thuốc lên cả bờ cỏ xung quanh ruộng (nấm khô vằn gây hại cả cỏ).

##CYTHALA 75WP #đặctrịrỉsắt #đặctrịphấntrắng #đặctrịvànglá #đặctrịkhôvằn #đặctrịthánthư #đặctrịgiảsươngmai 

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

———————————————–

VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp

📲📲Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn📲📲

✅Liên hệ mua hàng : 0984.535.820

✅Tư vấn kỹ thuật : 0933.067.033

✅Link web : https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/

✅Link youtube 1: https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng

✅Link youtube 2: https://www.youtube.com/c/KiếnThứcNôngNghiệp

Xin cảm ơn!
We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply