ATC.PHOS 500 + RIDOXANIL 800WP – ĐẶC TRỊ BỆNH NỨT THÂN XÌ MỦ TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

Nứt thân xì mủ là một trong những bệnh thường gặp nhất trên cây sầu riêng. Đặc biệt là các vườn sầu riêng bước vào thời kỳ kinh doanh rất dễ mắc bệnh. Bệnh ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây, ảnh hưởng đến quá trình ra hoa đậu quả. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây thiệt hại nặng nề cho nhà vườn.

1. Tác nhân và điều kiện phát triển bệnh nứt thân xì mủ

Bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng do nấm Phytophthora sp gây ra. Nấm Phytophthora tồn tại sẵn trong đất, khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ tấn công cây trồng.

Nấm gây bệnh phát sinh mạnh trong điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, mưa gió liên tục, mật độ cây trồng trong vườn quá dày, không thường xuyên tỉa cành tạo tán, vườn rậm rạp, thiếu ánh sáng.

 

 

NỨT-THÂN-XÌ-MỦ-SẦU-RIÊNG

Nấm bệnh cũng phát triển mạnh ở những vườn đất xấu, thiếu hữu cơ, bị nén chặt, kém thoáng khí, pH thấp. Vườn trồng chăm sóc kém, bổ sung dinh dưỡng không cân đối, cây thiếu các chất quan trọng khiến vỏ cây bị nứt cũng tạo điều kiện có nấm hại tấn công.

Ngoài ra, những vườn sầu riêng trồng thấp hơn so với vườn khác, nước mưa chảy tràn từ vườn trên xuống, tích tụ mầm bệnh vào đất nên khi bị ngập trong nước, sầu riêng sẽ rất dễ nhiễm bệnh.

Ở một số vườn cây mới trồng cũng gặp tình trạng nứt thân xì mủ vì nấm Phytopthora đã tồn tại sẵn trong nền đất cũ, nhà vườn khi trồng mới đã không cải tạo lại nền đất, không xử lý nấm bệnh trong đất trước khi trồng nên cây rất dễ mắc.

Những vườn sầu riêng đã già cỗi, khai thác nhiều năm nên sức đề kháng kém cũng rất dễ mắc bệnh.

2. Triệu chứng và tác hại của bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng

Trên thân và cành cây có các vết nứt ngắn hoặc dài, ở vết nứt này có nhựa chảy ra, vết bệnh ướt và nhựa có màu nâu. Vỏ thân và gỗ bên dưới bị chuyển sang màu hồng nhạt, có bớt tím, viền gợn sóng, bệnh lan dần vào bó mạch. Khi cạo lớp vỏ bị bệnh ra lấy phần gỗ có màu nâu sẫm dọc theo thân, cành.

 

 

XÌ-MỦ-SR

Cây sầu riêng bị bệnh sẽ không thể phát triển bình thường vì vỏ cây bị thối không thể đưa nước và dinh dưỡng lên trên. Cây sẽ còi cọc, kém phát triển, đề kháng yếu nên rất dễ mắc các bệnh do nấm khuẩn khác. Trường hợp cây bị nặng sẽ chết.

3. Cách xử lý và phòng trừ bệnh nứt thân xì mủ

Bệnh nứt thân xì mủ do nấm gây ra nên bệnh phát triển và lây lan nhanh nếu không kịp thời phát hiện và xử lý sớm.

Cách xử lý khi cây nhiễm bệnh:

Khi phát hiện cây trồng có biểu hiện của bệnh nứt thân xì mủ, bà con tiến hành thực hiện các bước sau:

Bước 1: Dùng giấy hoặc khăn sạch lau khô vết bệnh.

Bước 2: Dùng dao cạo nhẹ phần vỏ đã bị thối đen đem đi tiêu hủy.

Bước 3: Dùng cặp thuốc ATC.PHOS 500 và RIDOXANIL 800WP để phun và quét trực tiếp lên cây nhằm phòng trừ bệnh gây hại cho cây. 

ATCPHOS-VÀ-RIDOXANIL

 

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

———————————————–

VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp

📲📲Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn📲📲

✅Liên hệ mua hàng : 0984.535.820

✅Tư vấn kỹ thuật : 0933.067.033

✅Link web : https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/

✅Link youtube 1: https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng

✅Link youtube 2: https://www.youtube.com/c/KiếnThứcNôngNghiệp

Xin cảm ơn!
We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply