KÍCH THÍCH HOA TRÊN MAI VÀNG VÀO DỊP TẾT

Mai vàng đã không còn xa lạ với người dân Việt Nam. Từ bao giờ, Mai Vàng đã được xem như biểu tượng mang đến nhiều may mắn cho gia chủ trong dịp Tết đến. Bởi lẽ vì đã quá gần gũi, nên việc chăm sóc mai đã không còn khó với mọi người. Tuy nhiên, để có được một cây mai nở rộ đúng vào dịp Tết, thì mai cũng tuân theo một số kỹ thuật chăm sóc riêng biệt.

Mai vàng 'khổng lồ' 60 năm tuổi, cao 4 mét, trổ bông rực rỡ, thu hút trăm du khách

Thời điểm nào nên kích nụ cho mai vàng

Mỗi cây mai khi được chăm sóc kỹ lượng cũng như được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng theo từng giai đoạn, cây được phát triển khỏe mạnh thì vào khoảng tháng 7 âm lịch, bên cạnh cây mai phát triển cho ra nhiều tược non mới thì cây cũng bắt đầu xuất hiện vài các nụ kim. Và như thường lệ, các nhà vườn sẽ siết lại cây tạo tược và tập trung kích nụ hoa mai vào khoảng tháng 10 âm lịch.

Tuy nhiên, cũng tùy thuộc vào điều kiện thời tiết mỗi năm. Nếu thời tiết nắng nóng hay se lạnh, cũng như đặc điểm sinh lý của từng cây mà các nhà vườn sẽ canh chỉnh thời điểm kích nụ sao cho hợp lý.

TOP 03 CÁCH KÍCH THÍCH MAI RA NỤ

#1 Kích nụ mai bằng cách lặt lá

Lá mai ảnh hưởng rất nhiều đến nụ hoa, những lá bị già sẽ dẫn đến lá dễ bị nhiễm bệnh, và lá bị rớt xuống thì khiến nụ nở hoa sớm hơn và hoa nở không đều. Vậy nên vào khoảng tháng 4 đến tháng 5 âm lịch, nên tiến hành lặt bỏ những lá già để mai cho ra những đợt lá mới khỏe mạnh và đồng đều hơn. Việc giúp mọc dày như vậy cây sẽ cung cấp dinh dưỡng cho nụ tốt hơn và cuối năm nụ sẽ nở to, cho hoa đồng đều.

Chi Mai vàng – Wikipedia tiếng Việt

Bước vào tháng Chạp, tiến hành lặt lá để cây kích thêm nụ ra nhiều và đồng đều hơn. Thông thường, mọi người sẽ tiến hành lặt hết lá cho mai vào khoảng ngày 14-15 tháng Chạp. Tuy nhiên, việc chọn thời điểm lặt lá mai này còn phụ thuộc thời tiết, cụ thể:

+ Thời tiết ấm áp: thời gian lặt lá mai sớm hơn, trong khoảng giữa tháng Chạp ( tháng 12), vì thời tiết se se lạnh sẽ làm nụ hơn nở chậm hơn.

+ Thời tiết nắng nóng, gió nhiều: Thời gian lặt lá sẽ muộn hơn, trong khoảng từ ngày 19-20 tháng Chạp, để tránh tình trạng mai nở sớm.

+ Thời tiết mưa nhiều: Nên lặt lá mai sớm hơn khoảng 10-12 tháng Chạp, để kích nụ bung hoa được sớm.

Ngoài ra, việc quan sát kích thước nụ, số lượng nụ trên cành mà mọi người sẽ canh chỉnh được thời gian lặt lá mai thích hợp.

#2 Phân bón cho cây hoa mai vàng

Để cây mai vàng có thể lên nụ đồng đều bạn nên bổ sung phân hữu cơ tưới cho cây hoa mai vàng giúp cây hấp thụ nhanh hơn. Từ tháng 7 đến tháng 12 nên thường xuyên bón phân có hàm lượng lân cao hơn đạm, kali. Tùy vào mai nuôi chậu hay nuôi đất mà chọn loại phân phù hợp bón cho cây hoa mai.

Ý Nghĩa Của Hoa Mai

Sử dụng phân chuồng ủ hoai mục hoặc phân hữu cơ để bón cho cây hoa mai, giúp cây hoa mai có độ bền và bảo vệ được cây khỏi tác động của sâu bệnh hại.

Đối với những cây đã làm nụ sẽ có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn những cây mai chưa cho nụ chính vì vậy dựa vào nhu cầu dinh dưỡng của cây mà hàm lượng phân bón cho cây sẽ khác nhau.

Khi bón phân nên chú ý bón ra bên ngoài cách gốc 7-10cm, bởi bộ rễ của cây mai tập chung phát triển ra bên ngoài rất nhiều.

#3 Sử dụng thuốc kích thích cho nụ hoa

Để cây hoa mai có thể ra nụ đồng đều, cây phát triển khỏe mạnh, không bị ảnh hưởng nhiều. Ngoài việc, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và tuốt lá cho cây thì những cây sinh trưởng yếu không ra được nụ hoặc chậm ra nụ nên phun thuốc kích thích như:

CẶP ĐÔI ABU COMBI-PHÂN BÓN TRUNG VI LƯỢNG VÀ PHÂN BÓN HỮU CƠ AGROKING KÍCH TỐ RA HOA.

Không có mô tả.

*SẢN PHẨM ABU COMBI-PHÂN BÓN TRUNG VI LƯỢNG

THÀNH PHẦN

Magie ( Mg)…………………………2%

Đồng ( Cu)……………………………15.000ppm (EDTA)

Sắt ( Fe)……………………………….10.000ppm ( EDTA)

Kẽm (Zn)……………………………..15.000ppm ( EDTA)

Mangan (Mn)……………………….15.000ppm ( EDTA)

Bo(B)…………………………………..8.000ppm

Molipđen (Mo)……………………..50ppm

Độ ẩm: 1%

Bổ sung Amino Axit tự do, Citrate, Vitamin B1 

CÔNG DỤNG

Sản phẩm được bổ sung chất hoạt hóa Citrate, Amino Acids tự do, Vitamin B1 giúp phát huy tối đa tác dụng dinh dưỡng đối với cây trồng

Giải pháp vi lượng toàn diện, giúp dưỡng cây, xanh ládày lá 

Khắc phục hiện tượng thiếu hụt trung vi lượng gây vàng lá, xoăn lá, bạc màu, chết đọt non, vàng lá gân xanh, chậm phát triển,…

Giúp cây trồng phục hồi nhanh sau ngập úng, ngộ độc hữu cơ, ngộ độc BVTV, các điều kiện thời tiết bất lợi.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Hòa 20 – 25gr cho 100 – 200 lít nước, sử dụng cho 1000 – 2000m2 trên tất cả các loại cây trồng:

– Rau màu (ớt, dưa hấu, bầu, bí, dưa các loại): định kỳ 7 – 10 ngày/lần

– Cây lương thực: định kỳ 7 – 10 ngày/lần

– Cây ăn trái và cây công nghiệp: định kỳ 15 – 20 ngày/lần

– Hoa và cây kiểng các loại: pha  250g cho phuy (200-250 lít nước)

#ABUCOMBI #DƯỠNGCÂY #XANHLÁ #DÀYLÁ #TRUNGVILƯỢNG

*SẢN PHẨM PHÂN BÓN HỮU CƠ AGROKING-KÍCH TỐ RA HOA

THÀNH PHẦN

Asperatic; Glutamin;Serine; Glysine; Histidine, Arginine; Threonine
Alanine; Proline; Tyrocine; Valine; Methionine; Cystine; Isoleucine; Leucine
Tổng số hữu cơ: 20%

CÔNG DỤNG

Kích ra hoa đồng loạt, ra hoa trái vụ

Tăng đậu trái, to trái, bóng trái

Ngăn ngừa rụng hoa và trái non

Tăng sức sống của hạt phấn, cánh hoa dày

Kéo dài chùm hoa, cánh hoa, tăng số lượng hoa

Điều tiết giới tính hoa, tăng tỉ lệ hoa cái

Dùng làm phân bón kích ra hoa Xoài, Nhãn, Cam, Bưởi, Na, Táo, Vải, Sầu Riêng, Thanh Long, Nho, Mận, Đào…

Tăng sản lượng và chất lượng hoa, cho năng suất vượt trội

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Pha 12-15ml cho bình 25 lít nước, dùng cho giai đoạn kích ra hoa, nuôi hoa, từ 7 – 10 ngày/ lần, có thể pha chung thuốc BVTV khác

Hiện tượng mai không nở vào dịp Tết 

Có một vài nguyên nhân làm mai không nở hoặc nở chậm hơn vào dịp Tết như: thời điểm kích thích nụ mai trễ (kích sau tháng 10 âm lịch). Thời tiết lạnh quá sẽ làm nụ nở hoa muộn… Để cứu vãn tình trạng nụ mai nhỏ hay không đồng đều thì mọi người nên chọn thời điểm tuốt lá mai sớm hơn dự kiến, trong khoảng ngày 10-12 tháng Chạp.  Bên cạnh đó, tưới thúc thêm NPK có lượng lân và kali cao như đã kể trên.

Ngoài ra, cũng có một số biện pháp dân gian được mọi người áp dụng nhiều để thúc nụ bung hoa sớm như:

  • Chọn vị trí đặt chậu mai ở nơi có nhiều nắng
  • Hạn chế tưới gốc cây để siết khô chậu cây, phun thêm Atonik
  • Tưới phun sương lên cành
  • Ngắt đọt non để dinh dưỡng tập trung nuôi nụ giúp nụ sớm bung vỏ lụa (vỏ trấu)
  • Tưới nước ấm vào gốc cây
  • Thắp điện thúc hoa

*XEM BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH RA HOA VÀ HẠN CHÊ RỤNG TRÁI NON TRÊN CHANH DÂY(CHANH LEO)

GIẢI PHÁP SỬ LÝ BỆNH ĐỐM LÁ(ĐỐM CUA) HẠI TRÊN CÂY ỚT

CÁCH XỬ LÝ BỆNH ĐỐM ĐEN LÁ TRÊN HOA CÚC

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

———————————————–

VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp

??Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn??

✅Liên hệ mua hàng : 0984.535.820

✅Tư vấn kỹ thuật : 0933.067.033

✅Link web : https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/

✅Link youtube 1: https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng

✅Link youtube 2https://www.youtube.com/c/KiếnThứcNôngNghiệp

 

 

 

 

Xin cảm ơn!
We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply