CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ RẦY NÂU HẠI LÚA

1. Đặc điểm hình thái và vòng đời của rầy

– Rầy nâu trưởng thành có màu nâu; rầy lưng trắng có màu trắng xám. Rầy trưởng thành có 2 dạng hình: Cánh dài và cánh ngắn; vòng đời hai loại rầy này 24-30 ngày.

– Rầy đẻ trứng thành ổ trong bẹ và gân chính của lá lúa, hình quả chuối, mới đẻ màu trắng trong, trước khi nở có điểm mắt màu nâu đỏ. Rầy non có 5 tuổi, từ tuổi 1 đến tuổi 3 gọi là rầy cám, hết tuổi 5 lột xác sang trưởng thành. Vòng đời của rầy ngắn, từ 24-30 ngày nên khả năng tăng mật độ rất nhanh.

– Cả rầy non và rầy trưởng thành đều có tập tính bò ngang, dễ phát hiện, thường sống tập trung ở gốc và thân cây lúa, phần sát mặt nước để gây hại.

Rầy Nâu, biện pháp phòng trừ và thuốc đặc trị hiệu quả - Fao.org.vn

2.Triệu chứng gây hại và quy luật phát triển của rầy

– Rầy nâu, rầy l­ưng trắng là loại côn trùng chích hút, gây hại nguy hiểm cho cây lúa. Cả rầy non và trưởng thành dùng miệng chích vào cây lúa để hút nhựa, làm cho cây vàng, úa, còi cọc, chết khô (gọi là hiện tượng cháy rầy), lúc đầu là từng đám, sau cháy cả vạt, có thể lan rộng ra cả ruộng và cả cánh đồng nếu không phòng trừ kịp thời.

– Trong vụ Đông Xuân, rầy thường gây hại nặng trên các chân ruộng thấp trũng, giai đoạn lúa làm đòng đến trỗ, chín; nhất là những ruộng lúa xanh tốt, thừa đạm, trên các giống nhiễm (DT10, Nếp, Q5, Khang dân 18, lúa lai,…) từ giữa tháng 4 đến giữa tháng 5 dương lịch.

3.Biện pháp phòng trừ

Để hạn chế tác hại của rầy, cần phải áp dụng kết hợp nhiều biện pháp một cách đồng bộ trong Quy trình quản lý dịch hại tổng hợp như sau:

– Sử dụng giống lúa kháng rầy hoặc ít nhiễm rầy.

– Xuống giống tập trung và áp dụng biện pháp né rầy.

– Không trồng lúa liên tục trong năm, bảo đảm thời gian cách ly giữa hai vụ lúa ít nhất 20-30 ngày.

– Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, dọn sạch cỏ dại xung quanh bờ, đặc biệt là lúa chét. Không gieo sạ quá dày, bón cân đối NPK, tránh bón thừa phân đạm.

Rầy Nâu, biện pháp phòng trừ và thuốc đặc trị hiệu quả - Fao.org.vn

– Làm cỏ tỉa dặm kịp thời để ruộng thông thoáng, hạn chế nơi trú ngụ của rầy.

– Để bảo vệ cây lúa non, sau khi sạ nên cho nước vào ruộng và duy trì mực nước thích hợp để hạn chế rầy nâu chích hút thân cây lúa.

– Thường xuyên theo dõi, kiểm tra đồng ruộng, kịp thời phát hiện và xử lý rầy khi có mật số cao.

– Khi phát hiện rầy trên đồng ruộng thì phải phun thuốc trừ rầy. Khi phun thuốc phải tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng”: Đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách.

– Phòng trừ bằng cách sử dụng GALIL 300SC. 

GALIL-300SC

THÀNH PHẦN

Bifenthrin, Imidacloprid.

CÔNG DỤNG

Phòng trị các loại côn trùng phổ biến như rầy xanh, rầy nhảy, bọ trĩ, nhện đỏ… trong giai đoạn làm bông trên cây sầu riêng.

Vào giai đoạn cuối năm, đối với bà con trồng cây ăn trái là thời điểm tất bật chuẩn bị chăm sóc, nuôi dưỡng để đảm bảo cây trồng đạt năng suất cao phục vụ cho dịp Tết.

Mùa khô bắt đầu cũng là thời điểm cây sầu riêng bước vào giai đoạn ra bông, với khả năng phòng trị hiệu quả cùng lúc nhiều loại côn trùng khác nhau, bà con yên tâm sử dụng 𝐆𝐀𝐋𝐈𝐋 ® 𝟑𝟎𝟎𝐒𝐂 với hoạt chất lưu dẫn mạnh, diệt trừ nhanh chóng và ngăn chặn bùng phát của côn trùng phổ biến trên cây như rầy xanhrầy nhảybọ trĩnhện đỏ

Lợi điểm nổi bật của sản phẩm:

  • Dạng sữa mát, lưu dẫn mạnh
  • Tác động kép, hạ gục nhanh
  • Quản lý hiệu quả bọ trĩ, rầy mềm

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Bọ trĩ

  • Liều lượng: 300 – 400ml/ha.
  •  Lượng nước phun: 400 – 500L/ha
  • Phun thuốc khi mật độ bọ trĩ 3-5con/lá

Nhện gié

  • Liều lượng: 400 – 500ml/ha
  • Lượng nước phun: 400 – 500L/ha
  • Phun thuốc khi lúa ở giai đoạn làm đòng

Rầy nâu

  • Liều lượng: 600ml/ha
  • Lượng nước phun: 400 – 600L/ha
  • Phun thuốc khi mật độ rầy 20-40 con/khóm hoặc 2-5 con/dảnh

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

———————————————–

VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp

📲📲Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn📲📲

✅Liên hệ mua hàng : 0984.535.820

✅Tư vấn kỹ thuật : 0933.067.033

🏢 Địa chỉ cửa hàng : Ngã Tư khu công nghiệp Tân Phú , Khu 7 – Thị Trấn Tân Phú – Tỉnh Đồng Nai 

✅Link web : https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/

✅Link youtube 1: https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng

✅Link youtube 2: https://www.youtube.com/c/KiếnThứcNôngNghiệp

 

5/5 - (1 bình chọn)
We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply