
Mục Lục Bài Viết >>>
Sầu riêng không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà còn là loại quả được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên không thể tránh khỏi hiện tượng bị sượng làm ảnh hưởng đến chất lượng của quả. Cùng Việt Nam Nông Nghiệp Sạch khám phá xem vì sao sầu riêng bị sượng và một số giải pháp phòng bệnh nhé !
NGUYÊN NHÂN SẦU RIÊNG BỊ SƯỢNG ?
Sầu riêng bị sượng cơm do mất cân bằng dinh dưỡng
Việc bà con bón phân chứa nhiều Đạm (N) cho cây sẽ gây ra hiện tượng rối loạn sinh lý trong trái. Vì khi đó, lượng dinh dưỡng được cây hấp thụ có sự chênh lệch lớn giữa các thành phần dinh dưỡng với nhau.
Ngoài ra, cây trồng nếu thiếu chất dinh dưỡng quan trọng như Bo cũng khiến cho trái sầu riêng bị chay múi. Và tương tự, bà con bón thiếu Canxi, Magie sẽ làm cho cơm sầu riêng bị sượng.
Bà con cần nhớ, Kali có tương quan nghịch với Canxi và Magiê. Sự mất cân bằng giữa Canxi, Magie và Kali cũng làm cho trái bị cứng cơm và mất màu trên giống sầu riêng Monthong.
Bón phân có chứa chlor (như phân KCl hay các loại phân hỗn hợp N:P:K có chứa nguyên liệu là KCl) cũng là nguyên nhân làm cho sầu riêng bị sượng. Do nguyên tố chlor làm cho cơm trái sầu riêng tích nhiều nước, làm giảm phẩm chất cơm.
Trái sầu riêng bị cạnh tranh dinh dưỡng trong giai đoạn đang phát triển, nuôi trái:
Trong giai đoạn nuôi trái, vì cây được bón lượng phân đạm bị dư thừa sẽ sinh ra hiện tượng đọt non, hoa hoặc trái non phát triển mạnh mẽ. Từ đó, có sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa trái và những thành phần còn lại trên cây. Chúng làm cho lượng dinh dưỡng được trái hấp thu giảm, chất lượng cơm cũng sẽ bị ảnh hưởng, trái sượng.
Cụ thể là, trong giai đoạn 8 – 12 tuần sau khi đậu, trái phát triển phần cơm rất mạnh. Theo thống kê, chúng có thể đạt 16 g/trái/ngày. Nên khi cây ra đọt non sẽ xảy ra tình trạng cạnh tranh chất dinh dưỡng giữa sự phát triển của đọt non và cơm trái.
Tuy nhiên, sự huy động chất dinh dưỡng cho sự phát triển của đọt non thường mạnh hơn cơm trái nên cơm trái không phát triển bình thường dẫn đến hiện tượng “sượng”.
Tưới nước nhiều, độ ẩm cao khiến cơm sầu riêng bị ảnh hưởng
Vào mùa mưa, nếu bà con tưới quá nhiều nước cho vườn cây cũng khiến chất lượng trái bị ảnh hưởng. Do lúc này, mực nước trong mương và ẩm độ trong đất đều cao làm thúc đẩy hoa, đọt non, trái non phát triển. Và từ đó, chúng là yếu tố khiến trái sầu riêng trưởng thành bị cạnh tranh dinh dưỡng với trái non. Hoặc cũng có thể sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với hoa nếu cây đang nuôi trái non.
Cơm bị sượng do đặc điểm sinh trưởng của cây và kích thước trái
Cây sầu riêng nhân giống bằng hột, cây còn tơ, mới ra trái một hai năm được ghi nhận dễ bị sượng hơn cây trưởng thành hoặc cây trồng bằng phương pháp giâm cành, chiết hay ghép cành.
Nguyên nhân được giải thích là do những cây được trồng bằng hột có sự sinh trưởng mạnh, dễ ra đọt non nên gây ra hiện tượng cạnh tranh dinh dưỡng trong quá trình phát triển trái. Hiện tượng cơm trái bị sượng sẽ giảm dần khi cây trưởng thành.
Ngoài ra, một trường hợp thường gặp nữa là trái có kích thước lớn thì dễ bị sượng hơn trái nhỏ.
4 BIỂU HIỆN SƯỢNG CƠM BÀ CON CẦN BIẾT
- CƠM CỨNG, SƯỢNG BAO
- NHÃO CƠM, CHÁY MÚI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TÌNH TRẠNG SƯỢNG CƠM
Giữ lượng nước phù hợp cho vườn cây
Giữ mực nước trong mương vườn ở độ sâu 60 – 80 cm từ mặt líếp sau khi đậu trái nhằm không làm gia tăng ẩm độ đất.
Giai đoạn trước khi thu hoạch 25 – 30 ngày nên rút nước trong mương khô cạn để thúc đẩy quá trình trưởng thành và chín của trái. Đồng thời, bà con cần phủ mặt liếp bằng bạt nhựa plastic trong mùa mưa để hạn chế hiện tượng nhão cơm.
Trong giai đoạn thu hoạch nếu có mưa lớn nên ngừng thu hoạch, rút nước trong mương ra, sau 3 – 5 ngày mới thu hoạch trở lại.
Thu hoạch và xử lý trái sau thu hoạch theo đúng kỹ thuật
Bà con cần thu hoạch trái đúng độ chín để giá trị bán ra được tốt nhất. Bà con có thể thu hoạch từ 115 – 120 ngày sau khi đậu trái đối với sầu riêng Monthong. Còn đối với sầu riêng Sữa Hạt Lép, bà con nên thu hoạch từ 105 – 110 ngày sau đậu trái.
Trái sau khi được hái, bà con nên nhanh chóng nhúng vào dung dịch ethephon ở nồng độ 0,2% để kích thích trái chín đều, giảm hiện tượng sượng “dâm”.
Sau đó, để trái ở nơi khô ráo, thoáng mát cho trái chín tự nhiên. Tuyệt đối, bà con không đậy kín để tránh cho vỏ trái không bị mềm và chuyển sang màu vàng sáng. Trái có màu vàng sáng khiến giá thành bị ảnh hưởng vì thị trường không ưa chuộng.