Mục Lục Bài Viết >>>
Lá Hoa Hồng Bị Đốm Đen? Đây có thể là một trong những loại bệnh trên lá của hoa hồng rất phổ biến và gặp nhiều nhất vào mùa mưa khi độ ẩm tăng cao. Trong bài viết này, Việt Nam Nông Nghiệp Sạch sẽ nêu rõ những vấn đề xung quanh về đốm đen trên lá hoa hồng như: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị bệnh đốm đen trên lá hoa hồng đúng cách.
NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH ĐỐM LÁ HOA HỒNG
Lá hoa hồng bị đốm đen do nguyên nhân chính từ chủng vi nấm gây hại mang tên: Diplocarpon Rosae – một chủng vi nấm xuất hiện mạnh vào mùa mưa khi độ ẩm cao, phát triển rất mạnh và làm cho lá của hoa hồng có những đốm đen, loang lớn dần lên. Sau đó lá hoa hồng chuyển sang màu vàng và rụng rất nhiều, làm cây suy yếu dần và mất khả năng quang hợp, cho ra hoa kém hơn.
DẤU HIỆU CÂY HOA HỒNG BỊ ĐỐM LÁ
- Lá hoa hồng có những đốm màu đen, loang lớn dần trên bề mặt lá: Ban đầu xuất hiện các vệt đen nhỏ li ti, sau đó loang lớn dần ra trên bề mặt và mặt dưới của lá.
- Phần ngọn lá có vùng màu vàng xuất hiện, bao quanh các đốm đen: Phần màu vàng ở đỉnh chóp lá bắt đầu xuất hiện và bao quanh lên vùng đốm đen trên lá. Phần màu vàng bắt đầu loang dần từ ngọn lá đi xuống toàn bộ lá.
- Phần đốm đen xuất hiện ở mặt lá nhiều hơn, loang dần ra toàn bộ lá – xuất hiện thêm ở lá non: Khi đốm đen trên hoa hồng trở nên mạnh, chúng lan ra toàn bộ lá, làm vàng toàn bộ lá và đi kèm đó là sự xuất hiện cả trên lá non.
- Xuất hiện các đốm đen trên cả thân (cành) của hoa hồng: Khi bệnh đốm đen của hoa hồng trở nên nghiệm trọng, ngoài sự xuất hiện các vết đốm trên lá thì chúng còn xuất hiện cả trên thân của hoa hồng. Nguyên nhân này cũng dẫn tới bệnh đen thân khô cành trên hoa hồng.
TÁC HẠI CỦA BỆNH ĐỐM LÁ TRÊN HOA HỒNG
- Lá hoa hồng trở nên xấu xí, mất đi tính thẩm mỹ cho cả chậu hoa hồng
- Lá hoa hồng mất khả năng quang hợp, mất đi khả năng sinh tổng hợp các chất dinh dưỡng cho cây
- Lá hoa hồng rụng, làm trơ trọi và mất sức sống
- Hoa hồng mất khả năng ra hoa hoặc cho hoa rất kém
CÁCH PHÒNG BỆNH ĐỐM LÁ TRÊN HOA HỒNG ?
– Không nên đặt các chậu hoa hồng gần sát với các chậu hoa hồng hay chậu cây đang bị bệnh đốm lá, việc này gây dễ làm lây lan.
– Nên đặt chậu cây xa nhau và không đặt gần sát nhau nhằm kiểm soát luồng không khí. Khi đó thì cây hoa hồng có đủ không gian sinh trưởng đảm bảo hạn chế tối đa sự phát triển của mầm bệnh gây đốm đen trên lá.
– Chế độ tưới nước cho hoa hồng nên tuân thủ là tưới vào buổi sớm trước khi có nắng, Không tưới nhiều vào mùa mưa, hạn chế tưới lên lá và tuyệt đối không tưới nước buổi tối rất dễ làm cho vi nấm gây hại phát triển mạnh.
– Thường xuyên cắt tỉa các loại lá và cành hoa hoa hồng – đặc biệt là sau khi cây hết đợt hoa. Mục đích là loại sạch mầm bệnh, tạo độ thoáng và giúp cây có điều kiện sinh trưởng nhanh và mạnh hơn
BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH ĐỐM LÁ TRÊN HOA HỒNG ?
Sử dụng thuốc One clear 50WG để điều trị bệnh đốm lá hoa hồng