BỆNH CHẾT HÉO CÂY CON Ở DƯA LEO NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP

Lưới làm giàn dưa leo dưa chuột, mướp, đậu kích thước 1.8 x 100m, | Shopee Việt Nam

1.Nguyên nhân

Bệnh chết héo cây con ở cây dưa leo do nấm Rhizoctonia solani gây ra, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến số lượng cây giống.

2.Dấu hiệu nhận biết bệnh 

Khi cây dưa leo bị bệnh chết héo xâm hại, thường có các dấu hiệu sau đây:

Khi cây còn non, cây bị héo tóp thân, rễ cây thì bị thối.

Điểm khác biệt của bệnh chết héo cây con là khi bị xâm hại, lá cây vẫn xanh tươi, khi cây con chết thì lúc đó lá cây mới héo dần.

Nấm xâm nhập vào cổ rễ cây con chỗ giáp mặt đất làm cổ rễ bị thối nhũn, cây dễ ngã.

BỆNH CHẾT RẠP CÂY CON TRÊN DƯA HẤU VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ - SIÊU THỊ PHÂN THUỐC

Nấm bệnh khiến cây con bị héo tóp gốc thân, rễ cây bị vàng và thối nhưng lá vẫn còn xanh tươi, sau một thời gian lá mới héo dần và làm cây con chết.

Bệnh thường phát sinh gây hại từ khi cây mới mọc đến có 1 – 2 lá thật.

3.Điều kiện phát triển

Thời tiết nóng, ẩm độ cao, xảy ra trên đất cát nhiều hơn đất thịt.

Không chỉ gây hại ở giai đoạn cây con, nấm bệnh này còn làm thối đít trái.

Bệnh phát triển mạnh khi ẩm độ cao, nấm lưu tồn trên thân lúa, rơm rạ, cỏ dại, lục bình, hạch nấm tồn tại trong đất sau mùa gặt lúa. 

4.Tác hại của bệnh

Bệnh chết héo cây con phát triển và lây lan nhanh là do độ ẩm cao, khiến nấm sinh sôi trong lòng đất và gây hại đến cây.

TÌNH TRẠNG BỆNH THỐI GỐC TRÊN CÂY DƯA LEO

Bệnh hết héo cây con xâm hại đến những cây còn non, lúc cây rất yếu và dễ bị nhiễm bệnh khiến cho cây dưa leo khó sinh trưởng và thậm chí là không sống được.

Bệnh có khả năng lây lan rất nhanh, do đó đòi hỏi bà con cần phải có biện pháp phòng ngừa thích hợp để tránh sự lây lan của bệnh chết héo cây con.

5.Cách phòng ngừa bệnh

Đầu tiên trước khi gieo trồng bà con cần kiểm tra đất và cây để có thể loại bỏ những cây yếu đi, tránh đi sự lây lan của bệnh chết héo cây con.

Lên luống và vun gốc cao, tạo độ thông thoáng cho đất trồng, tránh để đất bị ẩm ướt hoặc ngập úng.

Trồng dưa leo với mật độ hợp lý, tránh trường hợp trồng quá dày.

Tạo sự thông thoáng cho cây bằng cách đắp mô, làm cỏ xung quanh gốc cây để tránh nấm phát sinh.

Tránh đi sự ẩm ướt và ngập úng dưới gốc cây, nhằm ngăn chặn nấm phát sinh, tạo đường đi cho dòng nướt rút khi mùa mưa đến.

Phòng trừ bệnh chết héo cây con

6.Biện pháp điều trị bệnh

Để điều trị bệnh chết héo cây con, bà con nên:

Khi bà con phát hiện vườn dưa leo bị bệnh chết lá cây con bị xâm hại, thì bà con không nên sử dụng thuốc để điều trị ngay, vì như thế sẽ làm cho cây bị yếu và chết đi.

Nhổ bỏ và tiêu diệt đi những cây bị bệnh chét héo cây con để tránh sự lây lan của bệnh.

Tạo sự khô thoáng cho cây để tiêu diệt nấm gây hại.

Sử dụng thuốc đặc trị bệnh như: HUSSA 722S. Để phun phòng trừ.

Không có mô tả.

THÀNH PHẦN

Propamocarb hydrochloride.

CÔNG DỤNG

HUSSA 722SL (hoạt chất Propamocarb hydrochloride) là dòng thuốc diệt nấm thế hệ mới nhất, có tính nội hấp nhanh và lưu dẫn mạnh

Diệt sạch các loại nấm trong đất, rễ, thân và lá, do đó có thể dung xử lý hạt giống, hom giống và xử lý đất trước khi gieo trồng bằng cách phun xịt (tưới).

Đặc biệt có hiệu quả cao đối với nấm Pythium, Phytophthora và các loại nấm bệnh đã kháng thuốc trên các loại cây trồng.

Trong danh mục hoạt chất Propamocarb hydrochloride được đăng ký phòng trị các bệnh: Sương mai (giả sương mai), nấm trong đất, tuyến trùng, chết cây, chết nhanhnứt thân chảy nhựa (xì mủ), mốc sương, …

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Công ty đăng ký trừ bệnh sương mai trên dưa hấu, chết cây con trên lạc, liều lượng 50 – 100 ml/ bình 16 – 25 lít nước (2,0 lit/ha), phun 500 lít nước/ha, phun ướt đều cây khi bệnh mới xuất hiện.

Thời gian cách ly: 7 ngày.

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

———————————————–

VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

Thuốc bvtv _ hạt giống_ ứng dụng công nghiệp

?Hỗ trợ tư vấn kỹ thuật tại vườn ?

✅Liên hệ mua hàng :  0984.535.820

✅Tư vấn kỹ thuật :  0933.067.033

✅Link web :  https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/

✅Link youtube 1:  https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng

✅Link youtube 2 :  https://www.youtube.com/c/Kiến ThứcNôngNghiệp

 

Xin cảm ơn!
We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply