TRICÔ ĐHCT – NẤM ĐỐI KHÁNG TRICHODERMA TIÊU DIỆT NẤM BỆNH GÂY HẠI CÂY TRỒNG

Add to wishlistAdded to wishlistRemoved from wishlist 0

Quy cách: gói 500 gram

1. Tổng quan:

– Nấm Trichoderma là nhóm VSV đất gồm nhiều loài có ích đã được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi trong trồng trọt ở nhiều quốc gia.

– Là loài nấm phân bố rộng rãi trên nhiều vùng địa lý, sinh thái khác nhau, có nhiều tác động trên hệ sinh vật, thảm thực vật đất và đất trồng do đặc điểm là loài nấm đối kháng với các loài sinh vật gây hại quan trọng như Fusarium, Rhizoctonia, Phytophthora, Pythium…

– Những loài vi khuẩn và tuyến trùng cho cây trồng trong đất bằng cách ký sinh hoặc tiết các kháng sinh, enzyme để ức chế hoặc phân hủy VSV đối kháng.

Ngoài ra Trichoderma còn có khả năng tiết các enzyme để phân hủy hữu cơ (cơ chế hoại sinh), qua đó nấm có thể giúp phân hủy nhanh chất hữu cơ trong đất để tạo thành dinh dưỡng cho cây trồng, người ta còn ứng dụng nấm Trichoderma để phân hủy hữu cơ để ủ phân cho mau hoai mục.


– Tricô-ĐHCT là kết quả nghiên cứu của Bộ môn BVTV, Đại học Cần thơ, được phân phối bởi AGPPS, là sản phẩm phối hợp nhiều chủng nấm Trichoderma spp. Có mật độ 108 bào tử/g sản phẩm. Dùng để phòng trừ các bệnh hại trong đất như bệnh vàng lá thối rễ trên cây ăn trái, cây công nghiệp, chết cây con trên màu do nấm Fusarium gây ra và bệnh do tuyến trùng.

2. Quy trình ủ phân:

a) Chuẩn bị nguyên vật liệu:

– Thực vật đã phơi héo: rơm, cỏ, lục bình, lá cây… (xác bã thực vật).

– Phân chuồng hoai: bò, heo, gà, vịt…

– Bạt nhựa (không dùng nylon trong).

– Phân urê: 50 g/m3.

– Tricô-ĐHCT: 20 – 30 g/ m3.

b) Cách thực hiện:

– Xác bã thực vật được làm ẩm trước một ngày.

– Xếp xác bã thực vật thành lớp khoảng 20 cm, phân chuồng khoảng 5 – 10 cm, sau đó tưới Tricô-ĐHCT cộng với urê lên. Tiếp tục xếp lớp (khoảng 5 lớp) đến khi đống ủ đạt chiều cao 1,2 – 1,5 m.

3. Một số lưu ý:

Sau mỗi lớp dùng chân đạp để đống ủ được nén dẽ. Tưới nước vừa đủ ẩm (nắm chặt tay vừa rịn nước).

– Dùng bạt nhựa phủ và chèn kỹ đống ủ để giữ ẩm. Trong mùa mưa nên đánh rãnh xung quanh đống ủ để thoát nước.

– Kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm hàng tuần. Nếu nhiệt độ trên 50 độ C và ẩm độ 40 – 60% (vừa ướt mép tay thì được) thì cần bổ sung thêm nước và urê.

– Sau 3 tuần, giở bạt ra kiểm tra đảo đống ủ.

– Thời gian ủ hoai trung bình: 1,5 – 2 tháng (rơm và lục bình chỉ cần 1 tháng).

– Mỗi mét khối đống phân đã ủ hoai mục dùng bón cho 300 – 500 m2 lúa, rau, màu hoặc 10 – 20 cây ăn trái trưởng thành.

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

———————————————–

VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp

📲📲Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn📲📲

✅Liên hệ mua hàng : 0984.535.820

✅Tư vấn kỹ thuật : 0933.067.033

✅Link web : https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/

✅Link youtube : https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng

Xin cảm ơn!