CÔN TRÙNG GÂY HẠI CHO TRÁI MÍT TỪ TRÁI NON ĐẾN LỚN

RUỒI ĐỤC TRÁI

Trưởng thành của ruồi đục trái là một loài ruồi có kích thước khá lớn, lớn hơn ruồi nhà. Ruồi thường gây hại vào mùa mưa.

Ruồi trưởng thành hoạt động ban ngày, có khả năng bay xa. Con cái dùng ống đẻ trứng chích vào vỏ trái đẻ trứng vào bên trong trái. Vết chích nhỏ nên khó nhìn thấy. Ấu trùng có màu trắng ngà (còn gọi là dòi), dài khoảng 9-10mm, sống bên trong trái làm thối phần thịt trái.

Khi đẩy sức, dòi chui ra khỏi trái rơi xuống đất hóa nhộng. Ruồi phá hại nhiều khi trái gần chín đến chín. 

Triệu chứng thể hiện trên trái mít: có những đốm thối nâu, có nhiều chất nhựa đục chảy ra trên trái, ngay nơi bị hại  mềm nhũn, dòi tạo những lổ nhỏ trên trái và bún mình ra khỏi trái.

PHÒNG TRỪ MỘT SỐ SÂU BỆNH TRÊN CÂY MÍT THÁI - AGRICULTURE

Dòi gây hại tạo điều kiện các vi sinh vật khác bội nhiễm nên làm trái mau thối. Chẻ bên trong thịt trái bị thối hư.

Dòi có khả năng bún mình rất xa. Trên một trái mít có rất nhiều con dòi.

Cách phòng trị:

Thu hoạch kịp thời không để trái chín quá lâu trên cây;

Đem tiêu hủy những trái bị dòi gây hại để diệt dòi bên trong trái;

Khi ruồi trưởng thành phát sinh dùng thuốc CARBOSAN 25EC chỉ phun thành đốm nhỏ trên tán cây. Nên phun vào khoảng 8-10 giờ sáng.

Không nên xịt thuốc hóa học trực tiếp lên trái để diệt dòi vì thường hiệu quả không cao và không đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

SÂU ĐỤC TRÁIBệnh thối nhũn - Giống cây mít chất lượng số lượng lớn

 

Gây hại nặng trên mít làm giảm chất lượng và sản lượng. Thường ở các phần tiếp giáp các trái hay giữa trái tiếp giáp với thân, bị gây hại nặng nhất. Trái có thể bị hư hỏng hay bị rụng sớm.

Sâu tấn từ khi trái non đến khi sắp chín. Sâu non mới nở đục ngay vào trái. Sâu đục vào trong trái và ăn phần thịt nằm dưới vỏ trái.

Sau khi đẩy sức, sâu chui ra ngoài trái kết phân khô thành kén và hóa nhộng bên trong kén.

Triệu chứng thể hiện trên trái mít: Trái bị hại vẫn phát triển nhưng ngay vết đục thường bị thối, sau đó khô đi, làm giảm giá trị thương phẩm của trái.

Làm trái biến dạng với những u, sần nhiều hơn, quả rất to, xấu xí.

 Biện pháp phòng trị:

Thăm vườn thường xuyên, tỉa cành thông thoáng trước khi làm trái.

Phát hiện trái bị sâu đục tấn công nhà vườn cần tiến hành tiêu hủy tránh lây lan.

Sử dụng các loại thuốc trừ sâu HOPSAN 75ND phun trừ.

RỆP SÁP

Rệp sáp thường ẩn nấp ở những khe hở nên các ổ trứng nhỏ ban đầu khó phát hiện. Chúng gây hại cả giai đoạn ấu trùng và thành trùng, chúng chích hút phần non của cây (lá non, trái non, đọt non), đôi lúc cũng bắt gặp chúng trên trái già tại phần tiếp xúc giữa lá với trái hoặc giữa các trái với nhau.

 rệp sáp chích hút đọt non làm lá non nhăn nheo và biến dạng, trên trái non rệp chích hút làm trái biến dạng, mất gai trái.

Ngoài chích hút, rệp sáp còn tiết ra chất thải thu hút nấm bồ hóng bám lên bề mặt lá và trái làm giảm khả năng quang hợp của lá và mất giá trị thương phẩm của trái.

Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh gây hại trên cây Mít - VƯỜN SINH THÁI

 Biện pháp phòng trị:

Phun nước với áp lực cao cũng có thể giết chết rệp sáp, tuy nhiên biện pháp này không khả quan do hiệu quả kinh tế và kĩ thuật không cao, không phù hợp đối với những vườn có diện tích lớn.

Quần thể rệp sáp trong tự nhiên được cân bằng bởi nấm kí sinh và một số loài côn trùng ăn thịt (thiên địch). Tuy nhiên, tác động của nấm kí sinh và côn trùng còn phụ thuộc rất nhiều vào số lượng cá thể thiên địch hay mật độ quần thể nấm kí sinh cũng như điều kiện để nấm và côn trùng phát triển. Trong điều kiện thực tế, để hạn chế thiệt hại do rệp sáp gây ra, biện pháp hoá học là vô cùng cần thiết.

Sử dụng PANDANG HB phun trừ khi rệp sáp mới xuất hiện.

SẢN PHẨM  CARBOSAN 25EC

THÀNH PHẦN: Carbosulfan.

CÔNG DỤNG

Carbosan 25EC với hoạt chất Carbosulfan thuộc nhóm Carbamate tác động thông qua con đường tiếp xúc, vị độc và lưu dẫn mạnh; thuốc có khả năng nội hấp và lưu dẫn nhanh vào trong cây nên diệt triệt để các tác nhân gây hại cả bên trong và bên ngoài cây trồng như tuyến trùng gây hại rễ và các loại sâu đục thân; mọt đục cànhđục quả

Carbosan 25EC là thuốc trừ sâu phổ rộng nên diệt được nhiều loại sâu, kể cả côn trùng chích hút lẫn miệng nhai, với tác dụng nhanh, mạnh và hiệu lực kéo dài.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Trừ rầy nâu trên lúa: pha 30 – 40 ml/bình 16 lít.

Phun khi rầy còn nhỏ (tuổi 1 – 2) và hướng vòi phun sát phần bẹ lá nơi rầy tập trung.

Trừ bọ trĩ (rầy lửa) trên dưa hấu: pha 40 – 50 ml/bình 16 lít.

Phun kỹ, ướt đều cả 2 mặt lá.

LƯU Ý

Lượng nước phun: 400 – 600 L/ha. Phun vào buổi sáng sớm hay chiều mát.

Nếu mật độ sâu rầy hại cao nên phun lại lần 2 sau 5 – 7 ngày.

Thuốc có thể pha trộn với các thuốc BVTV khác.

SẢN PHẨM HOPSAN 75ND

Không có mô tả.

THÀNH PHẦN: Phenthoate, .Fenobucarb.

CÔNG DỤNG

 Thuốc trừ sâu hỗn hợp, phổ rộng, trừ được nhiều loài sâu chích hút và miệng nhai trên nhiều loại cây trồng. Diệt được rầy non và trưởng thành.

Trừ rầy nâu, rầy xanh, rầy lưng trắng, sâu đục thân, sâu cuốn lá, sâu phao, sâu cắn gié, bọ trĩ, bọ xít đen, bọ xít hôi hại lúa; sâu xanh, sâu ăn lá, rệp, rầy xanh, bọ xít hại rau đậu.

Trừ rệp, sâu ăn lá, sâu đục quả hại bông vải; sâu đục thân, sâu đục trái hại bắp; sâu đục thân, rệp hại mía.

Trừ sâu vẽ bùa, sâu ăn lá, ruồi đục quả, rệp, rầy xanh, bọ xít hại cây ăn quả, hoa kiểng.

Trừ sâu ăn lá, sâu róm, sâu đục nõn, sâu đục trái, bọ xít muỗi hại điều, chè, rệp vải nâu, rệp vảy xanh, rệp muội, sâu đục quả, mọt đục quả, dòi đục lá, bọ xít hại cà phê.

Hướng dẫn sử dụng:

Lúa: Trừ rầy nâu, dùng 1 lít/ha. Pha 20-25ml/ bình 8 lít, phun 4-5 bình/1000m2

Nhãn: Trừ ruồi đục quả, dùng 1 lít/ha. Pha 20-25ml/ bình 8 lít, phun ướt đều cây trồng.

Chú ý: Phun khi sâu non vừa xuất hiện.

-Có thể phối hợp với các loại thuốc BVTV khác, trừ loại thuốc có tính kiềm cao.

-Thời gian cách ly: Ngưng phun 7 ngày trước khi thu hoạch.

SẢN PHẨM PANDANG HB

THÀNH PHẦN:Acetamiprid, Imidacloprid,  Bubrofrzin.

CÔNG DỤNG

Thuốc đặc trị rầy tiên tiến nhất hiện nay,  thuốc có tình tiếp xúc, lưu dẫn, thấm sâu, nội hấp mạnh,  phổ tác động rộng, hiệu lực cao đối với các loại sâu rầy trên nhiều loại cây trồng. 

Calira 555WP được đăng ký trừ rầy nâu hại lúa.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Trên lúa: Sâu cuốn lásâu đục thân, sâu phao, sâu keo, sâu nắng, nhện gié, muỗi hành, rầy nâu

Trên rau màu: Bọ nhảy, nhện đỏ, bọ trĩ, rầy xanh, rầy lưng trắng, sâu xanh, sâu tơ, sâu ổ, bướm.

Trên cây ăn trái: Nhện đỏ, bọ trĩ, rệp sáp, rầy xanh, bọ xít, sâu lông, sâu đo, ngâu, ruồi vàng.

Cách dùng: Pha 25gr thuốc cho bình 25 – 32 lít nước. Pha 50 – 100gr thuốc cho phuy 160 – 200 lít nước.

Thời điểm phun: Khi rầy non mới xuất hiện.

Thời gian cách ly: 7 ngày sau khi phun.

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

———————————————–

VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp

??Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn??

✅Liên hệ mua hàng : 0984.535.820

✅Tư vấn kỹ thuật : 0933.067.033

✅Link web : https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/

✅Link youtube 1: https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng

✅Link youtube 2https://www.youtube.com/c/KiếnThứcNôngNghiệp

Xin cảm ơn!
We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply