KỸ THUẬT CHĂM SÓC SẦU RIÊNG GIAI ĐOẠN XỔ NHỤY VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

 

KỸ THUẬT CHĂM SÓC SẦU RIÊNG GIAI ĐOẠN XỔ NHỤY

 

– Trong quá trình làm trái cho cây sầu riêng thì giai đoạn xổ nhụy là giai đoạn rất quan trọng vì nó quyết định đến số lượng trái trên cây, năng suất của mùa vụ.

– Trong thời gian 7-10 ngày bông sầu riêng xổ nhụy, bà con cần phải có những biện pháp chăm sóc hợp lý để cây đậu nhiều quả nhất, tránh rụng trái hay sâu bệnh.

 

 

sầu-riêng-xổ-nhụy

 

 

1. Tưới nước

  • Từ lúc mắc cua đến lúc xả nhụy và sau xả nhụy thì cách 1 ngày tưới 1 ngày. Bà con không nên bỏ khô cây, không tưới, nếu vườn gặp mưa thì cây sẽ bị sốc nước làm rụng bông hết.
  • Nếu cây lớn, béc tưới lớn thì tưới mỗi ngày nửa tiếng. Bà con nên tưới đủ nước, không nên tưới ít quá, đến khi gặp mưa lớn làm cây bị sốc nước và làm rụng bông.
  • Lúc giai đoạn mắc cua bà con nên dìu đọt cho cây, để khi cây xổ nhụy xong thì lá cũng lụa đều thì chúng ta có thể tưới nước đều cho cây.

 

SẦU-RIÊNG-XỔ-NHỤY-1

 

 

  • Nhưng nếu giai đoạn cây đang xổ nhụy mà cây ra đọt thì chúng ta phải hãm nước và chặn đọt nhanh bằng MKP và pha liều cao hơn để chặn đọt nhanh, tránh để nó phát triển cạnh tranh dinh dưỡng làm rụng bông.

 

  • Để giảm tình trạng này,  ở giai đoạn cây mắc cua chúng ta cần tiến hành kéo đọt cho cây.

 

  • Mắc cua ra khoảng 5 cm thì chúng ta nên tưới nước và bón phân MULTI T.E XTRA + HITOCO 28 để cây đi đọt. Như vậy thì khi đến giai đoạn xổ nhụy, lá sẽ chuyển sang lụa không cạnh tranh dinh dưỡng với bông.

+ Liều lượng: Pha 500ML MULTI T.E XTRA  +  500ML HITOCO 28   cho 500 LÍT NƯỚC. 

 

 

 

MULTI-T.E-XTRA-HITOCO-28

 

  • Nếu ở giai đoạn cây mắc cua mà bà con không có tưới nước thì đến giai đoạn này chúng ta vẫn có thể nháp nước cho cây làm quen từ từ. Ví dụ: hôm nay mở béc tưới 10 phút, ngày mai tưới 15 phút, ngày mốt tưới 20 phút… Tuyệt đối không nên tưới liền cho cây một khối lượng nước lớn từ 30 đến 60 phút liền, sẽ làm cây bị sốc nước và rụng bông như lúc gặp mưa lớn.
  • Cách tưới nước là tưới toàn bộ từ trong gốc ra xung quanh tán cây.

 

RỤNG-BÔNG-SR

 

 

2. Phun thuốc ngừa sâu bệnh

Thông thường, bông đang xổ nhụy bà con không nên phun xịt thuốc lên bông. Nếu bị tình trạng sâu bệnh tấn công nặng quá thì chúng ta cũng chỉ nên dùng các dòng thuốc sinh học để phun tạm thời.

Để hạn chế tình trạng trên thì trong suốt thời gian ra bông và nuôi trái của cây, bà con cần chú ý quan sát và phun thuốc phòng ngừa sâu bệnh cho cây, nhất là 3 đối tượng gây hại chính sau đây:

    • Rệp sáp
    • Sâu đục trái
    • Nhện đỏ

=> Đây là 3 đối tượng gây hại rất mạnh. 

  • Đối với rệp sáp bà con phải phòng ngừa trong suốt quá trình làm trái. Từ lúc mắc cua nhú được 5-10cm thì phải liên tục phun thuốc trừ sâu sinh học để phòng ngừa rệp sáp, cách 10 ngày phun 1 lần.

 

 

RỆP-SÁP-BÔNG-SR

 

 

 

  • Nên sử dụng thuốc sinh học, độc tính nhẹ, để không làm nóng bông và phun vào lúc sáng sớm.
  • Ngoài ra, khi cây ra mắc cua thì bà con nên phun xịt Canxi – Bo bổ sung cho bông, khoảng 3 cữ cách nhau 10 ngày, để dai cuống, chống rụng. Khi xả nhụy thì không cần xịt nữa.

3. Bón phân

Sau khi xổ nhụy khoảng 15 ngày, thì bà con có thể tiến hành bón phân  NPK…để nuôi trái sầu riêng.

+ Liều lượng: Cây từ 5 năm tuổi trở đi bón 500gr/ gốc. 

 

 

NPK-16-16-16

 

 

 

* XEM THÊM BÀI VIẾT KHÁC:

 

HI BORON 7-14 — PHÂN BÓN LÁ HỮU CƠ CAO CẤP CHO CÂY TRỒNG

 

 

TẨY SẠCH KHUẨN ĐẶC TRỊ BỆNH THỐI MỀM TRÊN HOA LAN

 

SIÊU TRỊ KHUẨN NẤM – ĐẶC TRỊ BỆNH SƯƠNG MAI, LỞ CỔ RỄ, PHẤN TRẮNG, KHÔ VẰN

 

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

———————————————–

VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp

??Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn??

✅Liên hệ mua hàng : 0984.535.820

✅Tư vấn kỹ thuật : 0933.067.033

✅Link web : https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/

✅Link youtube 1: https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng

✅Link youtube 2: https://www.youtube.com/c/KiếnThứcNôngNghiệp

Xin cảm ơn!
We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply