BỆNH GIẢ SƯƠNG MAI (ĐỐM PHẤN) TRÊN CÂY HỌ BẦU,BÍ,DƯA..

những cây họ dưa, bầu, bí là cây mang lại cho bà con nông dân nguồn thu nhập đáng kể nhưng bên cạnh đó tình hình thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng tới sinh trưởng cũng như gia tăng sự phát sinh phát triển của sinh vật gây hại cây dưa, bầu bí, trong đó bệnh sương mai (đốm phấn) là bệnh có xu hướng gia tăng về tỷ lệ hại.

Bệnh sương mai là gì? Thuốc trừ hiệu quả trên 5 cây trồng - Fao.org.vn

1.NGUYÊN NHÂN BỆNH

Bệnh giả sương mai còn biết tới với tên là (bệnh đốm phấn)

Do nấm Pseudoperonospora cubensis Rostovtzev

2.TRIỆU CHỨNG

Bệnh gây hại tất cả các bộ phận của cây nhưng phổ biến nhất là trên lá. Đặc trưng của bệnh thường thể hiện rõ nhất là những đốm nhỏ không màu hoặc màu xanh vàng đến màu nâu nhạt, hình đa giác hoặc hình bất định, nằm rải rác hoặc nằm dọc các gân lá thường có góc cạnh và bị giới hạn bởi các gân lá. Bệnh lây lan rất nhanh, nhiều vết liên kết với nhau làm lá vàng khô cháy, chóng tàn. Bệnh có thể lây lan sang cả thân, cành, hoa, quả. Khi gặp thời tiết ẩm ướt, mặt dưới lá chỗ mô bệnh thường hình thành một lớp nấm mốc màu trắng bông xốp tựa như lớp sương muối (dễ nhầm lẫn với bệnh phấn trắng). Bệnh nặng gây rách các mô tế bào, thậm chí làm lá biến dạng, cây phát triển yếu, toàn lá héo khô và chết. Bệnh thường phát triển và gây hại mạnh ở mặt dưới của lá, khi nhìn phía trên xuống chỉ thấy những đốm vàng loang lổ.

điều kiện phát sinh phát triển bệnh:

+ Bệnh phát triển phá hại nặng trên những ruộng dưa, bầu bí quá ẩm ướt, bón phân NPK không cân đối, đặc biệt trong điều kiện thiếu dinh dưỡng vi lượng, kém chăm sóc, không chú ý vệ sinh đồng ruộng trong thời gian cây đang sinh trưởng và sau khi thu hoạch.

+ Nấm bệnh tồn tại trong các tàn dư thực vật trên đồng ruộng và phát sinh mạnh trong điều kiện nóng ẩm. Lây lan mạnh khi có mưa dông. Đối tượng gây bệnh chủ yếu là cây họ bầu bí (bầu, bí, dưa leo, …)

3. PHÒNG TRỪ BỆNH

Chọn giống chống chịu bệnh, sạch bệnh. Xử lí hạt giống trước khi gieo trồng.

+ Vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng, trồng với mật độ hợp lí, bón phân cân đối NPK đồng thời cung cấp thêm Canxi để tăng sức đề kháng cũng như nâng cao năng suất. Sử dụng màng phủ nông nghiệp để hạn chế việc lây bệnh trên đồng, thu gom và tiêu hủy tàn dư cây bệnh. Luống trồng cần đánh cao, rãnh rộng để dễ thoát nước.

+Thường xuyên  kiểm tra phát hiện bệnh kịp thời ngoài đồng ruộng, khi thấy phát sinh các ổ bệnh đầu tiên cần phải có kế hoạch phun thuốc ngăn chặn ngay.

+Tăng cường sử dụng phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ vi sinh, bón cân đối đạm, lân, kali. Khi thời tiết ẩm độ không khí cao, cây bị bệnh, không phun phân bón lá có chứa đạm và chất kích thích sinh trưởng.

Phun phòng định kỳ 7 – 10 ngày bằng các loại thuốc sau: mighty, hida, dipcy.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:

 500-700ML/phuy 200 lít nước. Pha 25-40ml/ bình 25 lít nước. Phun 400-500 lít/ha.

Thời gian cách ly: 7 ngày

Chú ý: Phun thuốc ngay khi bệnh xuất hiện khoảng 5-7%.

#MIGHTY560SC #sươngmai 

MIGHTY-560SC

* XEM THÊM BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

BỆNH THỐI NHŨN GÂY HẠI TRÊN CÂY CÀ RỐT

BỆNH HẠI TRÊN ỚT CHUÔNG DO NẤM Thielaviopsis ethacetica GÂY RA

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

———————————————–

VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp

📲📲Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn📲📲

✅Liên hệ mua hàng : 0984.535.820

✅Tư vấn kỹ thuật : 0933.067.033

✅Link web : https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/

✅Link youtube 1: https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng

✅Link youtube 2: https://www.youtube.com/c/KiếnThứcNôngNghiệp

Xin cảm ơn!
We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply